Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Sáng ngày 25/6/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tiến hành phiên họp nghe báo cáo định kỳ hàng tháng về tiến trình chính trị tại Syria. Báo cáo trước HĐBA, Đặc Phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Syria Geir Pedersen nhấn mạnh cần có sự thống nhất trong việc tìm kiếm giải pháp chính trị cho khủng hoảng tại Syria trên cơ sở Nghị quyết 2254 của HĐBA; kêu gọi cộng đồng quốc tế thiết lập các cơ chế đối thoại mới nhằm từng bước hỗ trợ giải quyết tình hình. Hiện nay, Đặc Phái viên đang tiếp tục làm cầu nối thúc đẩy đàm phán trong khuôn khổ Uỷ ban Hiến pháp giữa các Chính phủ và phe đối lập. Phó Đặc Phái viên đang trực tiếp có mặt tại Damascus để trao đổi với hai bên nhằm thống nhất thủ tục làm việc, hướng tới việc đi vào trao đổi thực chất về nội dung dự thảo Hiến pháp sau khi không có tiến triển gì kể từ khi thành lập Uỷ ban Hiến pháp vào tháng 11/2019. Đặc Phái viên cho biết đang duy trì trao đổi chặt chẽ với các đối tác quốc tế và khu vực nhằm hỗ trợ tiến trình đàm phán này.
Sáng ngày 24/6/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) họp định kỳ về tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine. Điều phối viên đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về tiến trình hoà bình Trung Đông Tor Wennesland đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp. Ông Wennesland cho biết việc ngừng bắn đạt được trong tháng Năm giữa Israel và Hamas vẫn còn rất mong manh, bạo lực vẫn tiếp diễn hàng ngày tại nhiều nơi trên lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng. LHQ đang hợp tác chặt chẽ với tất cả các bên và đối tác liên quan, bao gồm cả Ai Cập, để củng cố lệnh ngừng bắn, cho phép thực hiện hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp và ổn định tình hình ở Gaza. Đặc phái viên bày tỏ đặc biệt lo ngại trước việc Israel tiếp tục mở rộng khu định cư ở Bờ Tây bị chiếm đóng, bao gồm cả Đông Jerusalem, củng cố hơn nữa chuỗi các khu định cư bất hợp pháp ngăn cách Đông Jerusalem với Bethlehem và các cộng đồng người Palestine khác ở phía nam của Bờ Tây, tiếp tục thiết lập các tiền đồn định cư mặc dù bất hợp pháp theo luật pháp Israel.
Ngày 23/6/2021, tại New York, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tiến hành các cuộc họp định kỳ về tình hình CH Trung Phi và tình hình nhân đạo tại Syria. Đại diện Đặc biệt của TTK kiêm Trưởng Phái bộ LHQ tại CH Trung Phi (MINUSCA) đã báo cáo HĐBA về tình hình tại nước này thời gian vừa qua. Trong đó, tình hình an ninh tại CH Trung Phi tiếp tục đáng lo ngại do hoạt động của các nhóm vũ trang và giao tranh giữa Quân đội CH Trung Phi và tập hợp các nhóm vũ trang đối lập tiếp diễn kể từ thời điểm bầu cử Tổng thống vào cuối tháng 12/2020. Đáng chú ý, bất ổn an ninh đang tiếp tục gây thương vong dân thường và hậu quả nhân đạo nghiêm trọng. Tình hình nhân đạo hiện đang ở giai đoạn xấu nhất trong 5 năm qua do hậu quả của bạo lực, mất nơi cư trú, khủng hoảng kinh tế, tác động của COVID-19 và thời tiết cực đoan.
Trong thời gian từ ngày 21-25/6/2021, tại Trụ sở Liên hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra Hội nghị lần thứ 31 Các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS). Hội nghị xem xét báo cáo của các cơ quan thành lập theo Công ước như Tòa án quốc tế về luật biển, Ủy ban ranh giới thềm lục địa, Cơ quan quyền lực đáy đại dương và các vấn đề thủ tục, ngân sách, nhân sự của các cơ quan này. Hội nghị quyết định kéo dài nhiệm kỳ của các thành viên Ủy ban ranh giới thềm lục địa thêm một năm do tác động của đại dịch COVID-19. Tại phiên thảo luận vào ngày 23/6/2021 về Báo cáo của Tổng Thư ký LHQ về các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, hoạt động của các cơ quan LHQ và hợp tác quốc tế trong năm qua, các ý kiến nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ thực hiện UNCLOS
Sáng ngày 23/6/2021, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã họp thông qua Nghị quyết “Sự cần thiết phải chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cuba” (A/RES/75/290) với kết quả 184 phiếu thuận, 2 phiếu chống và 3 phiếu trắng. Đây là Nghị quyết do Cuba đề xuất từ năm 1992 và được ĐHĐ LHQ bỏ thông qua hàng năm với số phiếu thuận áp đảo. Tại buổi họp, có hơn 20 nước, trong đó có đại diện 6 nhóm nước gồm châu Phi, Cộng đồng Caribbe, ASEAN, Nhóm G77+Trung Quốc, Phong trào Không Liên kết và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo đã phát biểu bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ việc thông qua Nghị quyết. Các nước bày tỏ quan ngại trước những tác động bất lợi của các biện pháp cưỡng chế đơn phương đối với Cuba, gây khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển của Cuba trên toàn bộ các lĩnh vực.
Sáng ngày 22/6/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp trực tuyến để thảo luận về tình hình Afghanistan dưới sự chủ trì của bà Eva-Maria Liimets, Bộ trưởng Ngoại giao Estonia (nước Chủ tịch HĐBA tháng 6/2021). Phiên họp có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao Afghanistan, Na Uy, Ireland, Ấn Độ, Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Afghanistan Deborah Lyons, Giám đốc Điều hành Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm LHQ (UNODC) Ghada Fathi Waly và Giám đốc Mạng lưới Phụ nữ Afghanistan Mary Akrami. Các báo cáo viên bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự gia tăng bạo lực và thương vong dân thường ở mức đáng báo động tại Afghanistan trong thời gian qua và việc đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban hầu như không có tiến triển.
Sáng ngày 21/6/2021, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại New York, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã họp định kỳ về tình hình Nam Sudan và hoạt động của Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ tại nước này (UNMISS). Phiên họp có sự tham dự của ông Nicholas Haysom, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Nam Sudan kiêm người đứng đầu UNMISS và ông Rajad Mohandis, Giám đốc Tổ chức Quản trị có trách nhiệm ở Nam Sudan (ORG). Đây là lần đầu tiên ông Nicholas Haysom báo cáo tại HĐBA sau khi nhậm chức. Các báo cáo viên cho biết tình hình tại Nam Sudan kể từ đầu năm 2021 đến nay tiếp tục có một số tiến triển tích cực, trong đó Thỏa thuận ngừng bắn dài hạn tiếp tục được cơ bản tuân thủ và Nghị viện chuyển tiếp đã được thành lập.
Chiều ngày 18/6/2021, Kenya, Tunisia, Niger và Saint Vincent & Grenadines đã đồng tổ thức phiên họp trực tuyến theo thể thức Arria của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về chủ đề “tác động của vấn đề chiến binh nước ngoài và lính đánh thuê liên quan đến Libya đối với tình hình khu vực Sahel”. Phiên họp có sự tham dự của ông Alexandre Zouev, Trợ lý Tổng Thư ký LHQ về các thể chế an ninh và pháp quyền, bà Georgette Gagnon, Điều phối viên thường trú của LHQ tại Libya kiêm Điều phối viên nhân đạo của Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại Libya (UNSMIL) và ông Bankole Adeoye, Cao ủy về Hòa bình và An ninh của AU. Phát biểu tại phiên họp, các diễn giả và các nước đã hoan nghênh những diễn biến tích cực ở Libya thời gian qua và kêu gọi các bên liên quan tiếp tục thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp ở nước này.
Sáng ngày 18/6/2021, với tư cách Chủ tịch Ủy ban trực thuộc của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) liên quan Nam Sudan (Ủy ban 2206), Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã chủ trì phiên họp của Ủy ban với sự tham dự của Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Nam Sudan tại LHQ, Nhóm chuyên gia (PoE) của Ủy ban về Nam Sudan cùng đại diện các nước khu vực liên quan, gồm Sudan, Uganda, Eritrea, Ethiopia, Djibouti, Somalia và Cộng hòa Dân chủ Congo. Đây là lần đầu tiên Ủy ban quay trở lại họp tại Trụ sở LHQ kể từ tháng 2/2020 do tác động của đại dịch COVID-19 tại thành phố New York, Hoa Kỳ.
Sáng ngày 18/6/2021, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã họp thông qua Nghị quyết A/RES/75/286 bổ nhiệm ông António Guterres, Tổng Thư ký LHQ đương nhiệm, làm Tổng Thư ký LHQ nhiệm kỳ 2 từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2026. Nghị quyết được thông qua bằng hình thức vỗ tay chúc mừng. Ông António Guterres đã tuyên thệ nhậm chức ngay sau khi ĐHĐ LHQ thông qua nghị quyết bổ nhiệm này. Trước đó, ngày 8/6/2021, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua Nghị quyết 2580 (2021) kiến nghị ông António Guterres là ứng cử viên duy nhất để Đại hội đồng LHQ xem xét, bổ nhiệm là TTK LHQ nhiệm kỳ tiếp theo.
HỌC TIẾNG VIỆT