Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Đại sứ Đặng Đình Quý chia sẻ những thách thức mà Việt Nam gặp phải khi là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu trên thế giới. Việt Nam nằm trong số 10 bị tác động nặng về nhất trong vòng 20 năm qua và là một trong 6 nước chịu tác động lớn nhất trong 4 năm gần đây. Đại sứ nêu đậm tác động tiêu cực của nước biển dâng đối với Việt Nam, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng sinh kế của hàng chục triệu người dân, đe doạ an ninh lương thực của không chỉ Việt Nam, mà cả của nhiều nước khác, do đây là nơi cung cấp 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ nhận định, tuy HĐBA và các cơ quan LHQ đã có nỗ lực trong năm 2018, nhưng tình hình thực địa có chiều hướng xấu hơn. Vẫn còn phổ biến tình trạng sử dụng vũ lực bừa bãi và quá mức. Dân thường vô tội tiếp tục là nạn nhân, với số thương vong cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Cơ quan Cứu trợ của LHQ (UNWRA) lại đang gặp phải khủng hoảng ngân sách. Đại sứ cho rằng một trong các nguyên nhân của tình trạng đó là việc các nghị quyết của HĐBA, trong đó có Nghị quyết 2334, không được tôn trọng, thực thi, mà thậm chí còn bị vi phạm.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, khẳng định vai trò quan trọng của mối quan hệ đối tác giữa LHQ, các tổ chức khu vực và các quốc gia trong đảm bảo hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới; cho rằng cần nhấn mạnh trách nhiệm chính của các quốc gia liên quan trong phòng ngừa và giải quyết xung đột; mọi quốc gia cần tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, đồng thời LHQ và các tổ chức khu vực đóng vai trò thiết yếu trong việc đề cao và thúc đẩy các giá trị chung, các chuẩn mực ứng xử và nguyên tắc của luật pháp quốc tế giúp duy trì quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.
Đại sứ Đặng Đình Quý tái khẳng định cam kết của Việt Nam thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, ủng hộ vai trò trung tâm của LHQ trong bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển bền vững. Đại sứ nhấn mạnh tất cả các Quốc gia Thành viên, nhất là các nước đóng vai trò quan trọng cần tiếp tục cam kết mạnh mẽ và hành động trên thực tế để bảo đảm hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp, trong đó mọi vấn đề đều được giải quyết trên cơ sở công bằng, bình đẳng. Đồng thời, các thể chế đa phương, trước hết là LHQ cần tiếp tục cải tổ để tăng cường hiệu quả, minh bạch và thực sự trở nên gắn bó với mọi người dân trên thế giới. Đại sứ khẳng định Việt Nam ủng hộ các nỗ lực cải cách của Tổng thư ký LHQ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập một kế hoạch hành động phù hợp cho tiến trình cải tổ LHQ. Là một thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng, công bằng và phát triển bền vững./.
Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh chỉ thông qua giải pháp đối thoại và can dự tích cực mới có thể thúc đẩy niềm tin và tạo chuyển biến tích cực cho tình hình, cấm vận và các hình thức áp đặt khác chỉ làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn; khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam là chống sự áp đặt các biện pháp cấm vận và gây sức ép đơn phương của bất kỳ một quốc gia nào; khẳng định Việt Nam sẽ bỏ phiếu thuận đối với dự thảo nghị quyết của Cuba và mong muốn cùng với cộng đồng quốc tế kêu gọi Mỹ dỡ bỏ ngay chính sách cấm vận, tạo điều kiện cho Cuba có thể khai thác tối đa tiềm năng phát triển, hội nhập kinh tế và thương mại thế giới một cách công bằng và bình đẳng, xây dựng đất nước một cách tự do, đáp ứng nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế cũng như của nhân dân hai nước; Đại sứ Đặng Đình Quý cũng tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với tình bạn, sự hợp tác và đoàn kết với Cuba, và cam kết mạnh mẽ bảo vệ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được đề cao trong Hiến chương Liên hợp quốc.
Đại diện của Việt Nam phát biểu cảm ơn Cao ủy LHQ về người tị nạn đã đưa ra báo cáo toàn diện về người tị nạn, đồng thời nhấn mạnh làn sóng tị nạn hiện nay đã vượt khỏi tầm kiểm soát của một quốc gia. Nguyên nhân chính của làn sóng tị nạn khởi nguồn từ cả yếu tố an ninh truyền thống và phi truyền thống như các cuộc xung đột chính trị, xung đột vũ trang, mất an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên...
Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm đầy đủ các quyền con người phù hợp với chuẩn mực quốc tế, chia sẻ những nỗ lực và thành tựu Việt Nam đã đạt được trong y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo... Nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng hợp tác và đối thoại về nhân quyền trên bình diện song phương, khu vực cũng như quốc tế, Đại sứ Đặng Đình Quý cho biết Việt Nam hiện có đối thoại và tham vấn thường niên với nhiều đối tác như Mỹ, Thụy Sỹ, Úc, Liên minh Châu Âu, Na Uy, tham gia và đóng góp tích cực tại Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về quyền con người, thông báo Việt Nam hiện là thành viên của 7 trong tổng số 9 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người và đang tiếp tục xem xét khả năng gia nhập Công ước về người mất tích cưỡng bức và Công ước về Quyền của người lao động di cư và thành viên gia đình họ.
Đại sứ Phạm Thị Kim Anh khẳng định: Là nước phụ thuộc nhiều vào nguồn nước xuyên biên giới, Việt Nam tin rằng hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các nước ven sông là giải pháp duy nhất để giải quyết các thách thức và ngăn ngừa các nguy cơ về xung đột nguồn nước; hiện khu vực này đã có các cơ chế hợp tác hiệu quả, như Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) và Hợp tác tại Ủy hội Mê Công quốc tế (GMS); trong tương lai, các nước liên quan cần xem xét xây dựng các khuôn khổ hợp tác và Bộ quy tắc ứng xử (CoC) về quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước, đảm bảo lợi ích của các nước thượng nguồn và hạ lưu. Đại sứ Phạm Thị Kim Anh cũng bày tỏ Việt Nam mong muốn các nước cần chia sẻ kinh nghiệm hợp tác và tăng cường hỗ trợ tài chính và kỹ thuật và HĐBA LHQ cần tăng cường nỗ lực, ủng hộ việc thực hiện Công ước Liên hợp quốc 1997 về Luật sử dụng các nguồn nước xuyên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy.
Thay mặt 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Đại sứ Đăng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, đã có bài phát biểu khẳng định tầm quan trọng của sự tham gia bình đẳng, đầy đủ và hiệu quả của phụ nữ trong toàn bộ tiến trình hoà bình; đồng thời cam kết thúc đẩy lồng ghép quan điểm giới trong các sáng kiến, chiến lược phòng ngừa xung đột song song với tăng cường sự tham gia đầy đủ, công bằng của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội nhằm góp phần giải quyết tận gốc nạn bạo lực tình dục.
Thay mặt 10 nước ASEAN, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ đã phát biểu tại phiên thảo luận. Đại sứ khẳng định các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến việc sản xuất, chuyển giao, lưu hành các loại vũ khí này tác động tiêu cực tới nỗ lực an ninh tập thể và việc xây dựng các xã hội thịnh vượng. ASEAN tái khẳng định quyền chủ quyển đối với việc sở hữu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, duy trì các loại vũ khí thông thường, linh kiện và phụ tùng vì mục đích an ninh và bảo vệ tổ quốc. Đại sứ đánh giá cao vai trò và các nỗ lực của LHQ, đồng thời cho rằng cần tiếp tục cải tổ bộ máy giải trừ quân của LHQ và tăng cường hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực này.
HỌC TIẾNG VIỆT