Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Trong hai ngày 22 và 23/6/2023, tại New York – Hoa Kỳ, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã tổ chức thảo luận và thông qua văn kiện Rà soát lần thứ 8 việc thực hiện Chiến lược chống khủng bố của LHQ.
Tại phiên họp, các nước thành viên đã thông qua Nghị quyết bằng đồng thuận và thảo luận nhiều nội dung quan trọng về triển khai Chiến lược chống khủng bố của LHQ, trong đó có các mối đe doạ đang nổi lên, các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng chống khủng bố, bảo đảm tuân thủ luật pháp quốc tế và xây dựng năng lực cho các quốc gia thành viên trong công tác phòng chống khủng bố.
Ngày 19/6/2023 tại New York, Hội nghị liên chính phủ của Liên hợp quốc đã chính thức thông qua Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại vùng ngoài quyền tài phán quốc gia, còn gọi là Hiệp định về Biển cả, bằng đồng thuận, đánh dấu sự ra đời của văn kiện thứ ba thực thi Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định “đại dương là nguồn sống của hành tinh và việc thông qua Hiệp định này đã tiếp thêm sức sống mới và hy vọng cho đại dương”. Tổng thư ký kêu gọi các quốc gia nhanh chóng ký và phê chuẩn Hiệp định sớm nhất có thể nhằm giải quyết các mối đe doạ đối với đại dương như biến đổi khí hậu làm nóng lên toàn cầu, khai thác quá mức, biến đổi hệ sinh thái biển, cũng như thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững.
Ngày 17/6/2023, tại New York, Hoa Kỳ, Phái đoàn 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Liên hợp quốc và Phái đoàn Timor Leste, Quan sát viên của ASEAN đã cùng tham gia tổ chức Ngày Gia đình ASEAN năm 2023 với sự tham gia của hơn một nghìn thành viên các gia đình cán bộ, nhân viên các Phái đoàn, Tổng Lãnh sự, Thương Vụ và các cơ quan thông tấn báo chí của các nước thành viên ASEAN ở New York. Cùng tham gia sự kiện còn có Bộ trưởng Ngoại giao Singapore (nhân chuyến công tác tại Hoa Kỳ), các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc tham dự với tư cách khách mời danh dự.
Ngày 16/6, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã có cuộc gặp và làm việc với ông Edward Mermelstein, Chủ tịch Hội đồng quan hệ đối ngoại của thành phố New York để trao đổi về hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới.
Như tin đã đưa, sau lễ khai mạc ngày 12/6/2023, Hội nghị lần thứ 33 các Quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) tiếp tục diễn ra trong các ngày từ 12-16/6/2023 tại Trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Hoa Kỳ.
Hội nghị xem xét Báo cáo thường niên của Tổng thư ký Liên hợp quốc mang tên “Các đại dương và Luật biển”, trong đó nhận xét “sức khỏe của đại dương tiếp tục suy giảm do nhiều tác nhân, trong đó có tăng a xít hóa đại dương, thừa dưỡng chất trong nước biển, ô nhiễm rác thải nhựa, đe dọa hệ sinh thái lớn nhất hành tinh và ảnh hưởng tới sinh kế của hàng tỉ người”. Báo cáo kêu gọi “những nỗ lực khẩn cấp” để ứng phó các thách thức đối với các nước đang phát triển, trong đó có xây dựng năng lực, phát triển đối tác phát triển nền kinh tế biển bền vững và giải pháp tài chính đổi mưới sáng tạo. Nhân kỷ niệm 40 năm thông qua UNCLOS, Báo cáo cho rằng cần thổi một luồng gió mới vào nỗ lực của các quốc gia và tổ chức quốc tế để tăng cường thực thi đầy đủ và hiệu quả Công ước và các Hiệp định thực thi văn kiện này.
Ngày 15/6/2023, tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề “Quyền tiếp cận công lý bình đẳng cho tất cả mọi người: Thúc đẩy cải cách vì xã hội hòa bình, công bằng và bao trùm” dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 77, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Đại diện thường trực Phái đoàn Việt Nam tại LHQ.
Phát biểu tại cuộc họp, Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh tiếp cận công lý bình đẳng đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm công lý, công bằng, hiệu quả và toàn diện, góp phần thực hiện mục tiêu bao trùm của Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Ngày 14/6/2023, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Hoàng Giang đã tiếp bà Catherine Stewart, Đại sứ về biến đổi khí hậu của Canada.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang cảm ơn thông tin của bà Catherine Stewart, bày tỏ vui mừng trước sự hợp tác hiệu quả và toàn diện giữa Việt Nam và Canada nhân dịp 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đại sứ khẳng định cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP-26 về đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và chuyển đổi năng lượng. Đại sứ cảm ơn sự hỗ trợ của Canada, một trong những đối tác quốc tế cùng Việt Nam thiết lập Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng (JETP) và mong muốn tăng cường hợp tác với Canada trong thời gian tới về tài chính, đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Ngày 13/6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận mở về “Biến đổi khí hậu, hòa bình và an ninh” dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) - nước Chủ tịch HĐBA tháng 6/2023. Phiên họp có sự tham dự và phát biểu của Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách gìn giữ hoà bình, lãnh đạo một số tổ chức quốc tế liên quan, cùng quan chức và đại diện gần 80 nước thành viên LHQ.
Sáng ngày 12/6/2023, tại trụ sở Liên hợp quốc (New York), Hội nghị các nước thành viên Công ước Luật biển lần thứ 33 (SPLOS 33) đã chính thức khai mạc với sự tham dự của 169 quốc gia thành viên. Hội nghị đã bầu ông Cornel Feruță, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Rumani là Chủ tịch Khoá họp. Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách các vấn đề pháp lý, ông Miguel de Serpa Soares phát biểu chào mừng. Hội nghị sẽ xem xét tình hình thực thi Công ước Luật biển (UNCLOS) trong năm qua cũng như báo cáo hoạt động của các cơ quan thành lập theo UNCLOS như Toà án quốc tế về luật biển (ITLOS), Uỷ ban ranh giới thềm lục địa, Cơ quan quyền lực quốc tế đáy đại dương và bầu cử một số thẩm phán ITLOS. Hội nghị sẽ kéo dài đến ngày 16/6/2023. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực tại LHQ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị.
Từ ngày 5-9/6/2023, tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Hoa Kỳ đã diễn ra Hội nghị lần thứ 23 của Tiến trình tham vấn không chính thức về các vấn đề đại dương và luật biển (ICP23). Hội nghị được điều hành bởi hai đồng Chủ tịch là Phần Lan và Tonga, thu hút sự tham dự của gần 100 đại biểu là đại diện của các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế.
Trên cơ sở đề xuất của Việt Nam và được sự ủng hộ của các nước, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định lựa chọn chủ đề “Công nghệ biển mới: thách thức và cơ hội” để thảo luận tại hội nghị năm nay. Phát biểu tại Hội nghị, các quốc gia đều đánh giá cao tầm quan trọng của các công nghệ biển mới trong phát triển và sử dụng bền vững đại dương; đồng thời nhất trí rằng việc áp dụng các công nghệ biển cần tuân thủ theo các quy định của Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS) 1982 - khung pháp lý toàn diện điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến biển và đại dương.
HỌC TIẾNG VIỆT