Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Việt Nam khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palestine vì các quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền dân tộc tự quyết và thành lập một Nhà nước Palestine độc lập, chủ quyền. Việt Nam tin rằng giải pháp duy nhất cho xung đột Israel - Palestine là thành lập một Nhà nước Palestine với đường biên giới trước năm 1967, chung sống hòa bình, đảm bảo an ninh và tôn trọng lẫn nhau với nhà nước Israel
Phát biểu tại phiên thảo luận chung, Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh thế giới đang trải qua những thay đổi to lớn, trong đó có những thay đổi tích cực và những thay đổi tiêu cực. Chúng ta đang chứng kiến những dấu mốc quan trọng như 25 năm Hội nghị Cấp cao Thế giới về Phát triển Xã hội, 30 năm kỷ niệm Công ước Quyền Trẻ em, 25 năm kỷ niệm Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và sắp tới đây là 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc, song thực trạng về phát triển không đồng đều, bạo lực trẻ em, bất bình đẳng giới đòi hỏi cộng đồng quốc tế cần gách vác trách nhiệm to lớn hơn nữa trên tinh thần đoàn kết và thống nhất. Theo đó, Đại sứ kêu gọi các nước thúc đẩy đối thoại thay vì đối đầu, tham vấn thay vì áp đặt, cùng chung tay thúc đẩy nỗ lực về thúc đẩy và bảo đảm quyền con người.
Ngày 28/9/2019, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Trưởng đoàn Việt Nam, đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung Cấp cao Khóa 74 Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) và tham dự Hội nghị Không chính thức các Ngoại trưởng ASEAN (IAMM) và các hoạt động liên quan của ASEAN. Cùng ngày, Trưởng đoàn Việt Nam cũng đã có các cuộc gặp với Tổng thư ký và Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc.
Ngày 27/9, Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Nhóm G77 bên lề Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 74 Đại Hội đồng Liên hợp quốc và tiến hành các hoạt động song phương với một số đối tác quốc tế.
Tiếp kiến Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ David Hale đến chào xã giao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ trong bối cảnh hai nước chuẩn bị kỷ niệm 25 năm bình thường hoá quan hệ vào năm 2020, đề nghị hai bên phối hợp tăng cường tiếp xúc và đối thoại, nhất là cấp cao, làm sâu sắc hơn và mở rộng khuôn khổ quan hệ thương mại-đầu tư, an ninh-quốc phòng... và tăng cường hợp tác trong các vấn đề quốc tế và khu vực.
Phát biểu thay mặt ASEAN, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh mặc dù ASEAN ghi nhận các tiến triển, tình trạng của trẻ em trong xung đột vũ trang nhìn chung vẫn rất đáng quan ngại. Việc HĐBA thông qua nhiều nghị quyết liên quan đến vấn đề này cho thấy đồng thuận, cam kết và quyết tâm của các nước, song cộng đồng quốc tế cần sự đồng thuận mạnh mẽ hơn nữa để biến các cam kết thành hành động cụ thể và có ý nghĩa. ASEAN hoan nghênh đóng góp của Đại diện Đặc biệt TTK và cơ chế giám sát, báo cáo; khuyến khích hợp tác trên tinh thần xây dựng giữa LHQ, các quốc gia liên quan và các bên tham gia xung đột. Đại sứ khẳng định ASEAN luôn quan tâm, coi trọng thúc đẩy nỗ lực bảo đảm quyền trẻ em trong xung đột vũ trang cả cấp quốc gia và khu vực, dẫn chứng một số hoạt động cụ thể như Đối thoại ASEAN về Công ước Quyền trẻ em, Đối thoại thường niên giữa Ủy ban ASEAN về Thúc đẩy và Bảo đảm Quyền phụ nữ, trẻ em với Đại diện Đặc biệt của TTK về Bạo lực trẻ em.
Ngày 30/7/2019, tại New York, Phái đoàn các nước ASEAN tại Liên Hợp Quốc đã tổ chức Chiêu đãi Kỷ niệm Ngày ASEAN với sự tham dự của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, Chủ tịch Đại Hội đồng khóa 74, Phó Chánh Văn phòng Chủ tịch Đại Hội đồng khóa 73 cùng đại diện đông đảo các nước thành viên Liên Hợp Quốc.
Phó Tổng Thư ký phụ trách Văn phòng Ma túy và Tội phạm của LHQ Yuri Fedotov đề nghị HĐBA và các nước ưu tiên hành động trên 3 lĩnh vực: thực hiện hiệu quả các công ước quốc tế về tội phạm hình sự, khủng bố và các nghị định thư liên quan của Công ước LHQ về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; tăng cường nguồn lực dành cho trợ giúp kỹ thuật, xây dựng năng lực, đào tạo cho lực lượng biên phòng, cảnh sát biển, thực thi pháp luật của các quốc gia; xây dựng cơ chế hợp tác giữa các cơ quan của LHQ, khu vực và giữa cơ quan thực thi pháp luật quốc gia trong chia sẻ thông tin tình báo, kinh nghiệm, trong đó các cơ quan của LHQ đóng vai trò trung tâm, điều phối.
Đây là sự ghi nhận quan trọng và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và đóng góp xứng đáng của Việt Nam vào công việc quốc tế và khu vực; thể hiện vị thế, uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là một vinh dự lớn lao, khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, song cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hết mình để hoàn thành trọng trách mà cộng đồng quốc tế giao phó.
Phát biểu tại cuộc Họp báo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết: "Việt Nam vừa vinh dự được bầu chọn là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi xin bày tỏ cảm ơn tới tất cả các nước thành viên của LHQ đã tin tưởng Việt Nam với trọng trách này.
Sự ủng hộ lớn lao mà Việt Nam nhận được, thông qua 192 phiếu bầu, là thể hiện niềm tin của các quốc gia thành viên LHQ đối với Việt Nam và chính sách đối ngoại hòa bình và độc lập của Việt Nam cũng như vai trò xây dựng và trách nhiệm của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc".
HỌC TIẾNG VIỆT