Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Ngày 28/1/2022, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (New York) đã có cuộc gặp, chào từ biệt Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ. Tổng thư ký LHQ đã bày tỏ đánh giá cao đối với những đóng góp thực chất của Việt Nam đối với công việc và ưu tiên lớn của Liên hợp quốc thời gian qua, nhất là trong hai năm 2020-2021 trên cương vị Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ. Ông Guterres cho rằng Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ, tích cực trong nhiều vấn đề như tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình LHQ, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tổng thư ký khẳng định luôn coi trọng vai trò, vị thế của Việt Nam và sẽ tiếp tục hết sức hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới, trong đó có việc thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ của LHQ và cộng đồng quốc tế giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu đưa ra thời gian qua, nhất là tại COP26, đồng thời thể hiện kỳ vọng Việt Nam sẽ có những sự tham gia, đóng góp tích cực hơn nữa cho LHQ và các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. TTK cho rằng thời gian qua Phái đoàn Việt Nam, cá nhân Đại sứ Đặng Đình Quý đã góp phần thúc đẩy hiệu quả quan hệ giữa Việt Nam và LHQ cũng như sự tham gia của Việt Nam vào các vấn đề quốc tế.
Ngày 31 tháng 12 năm 2021, tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York, đã diễn ra Lễ hạ quốc kỳ đánh dấu kết thúc hai năm nhiệm kỳ của năm nước uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ giai đoạn 2020-2021, bao gồm Estonia, Niger, Saint Vincents & the Grenadines, Tunisia và Việt Nam. Đây là sự kiện lần đầu tiên được các nước HĐBA tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam. Tại buổi lễ, đại diện các nước đã thông tin những thành công và đóng góp nổi bật của mình đối với công việc của HĐBA LHQ trong hai năm nhiệm kỳ vừa qua, đồng thời, bày tỏ lời cảm ơn sự ủng hộ của các nước thành viên LHQ và sự hợp tác, phối hợp của các nước trong HĐBA LHQ. Các nước cũng cảm ơn và đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về việc tổ chức sự kiện ngày hôm nay. Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý nhấn mạnh, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là đại dịch COVID-19, việc tham gia HĐBA là vinh dự lớn lao của Việt Nam. Đại sứ nêu Việt Nam đã nỗ lực tối đa nhằm đóng góp có trách nhiệm vào công việc của HĐBA trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế cũng thực hiện tất cả các cam kết của mình trước khi tham gia HĐBA.
Ngày 30/12/2021, khi chỉ còn hơn một ngày trước khi bước sang năm 2022, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhất trí thông qua Nghị quyết 2617 với 15/15 phiếu thuận. Nghị quyết 2617 gia hạn nhiệm vụ của Cơ quan điều hành chống khủng bố (CTED) thêm 4 năm, đến ngày 31/12/2025, để theo dõi, đánh giá, hỗ trợ việc thực hiện các nghị quyết của HĐBA về chống khủng bố. Nghị quyết 2617 khuyến khích CTED đánh giá các nỗ lực của quốc gia trong bảo đảm hình sự hoá và truy tố tội phạm khủng bố. Nghị quyết đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường công tác đánh giá, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của CTED, như yêu cầu CTED hàng năm báo cáo, khuyến nghị lên Uỷ ban chống khủng bố (CTC) một danh sách các chuyến thăm, xây dựng các hoạt động hỗ trợ trên cơ sở năng lực và nhu cầu của quốc gia, tăng cường trao đổi, tham vấn với các học giả, cơ quan nghiên cứu, khu vực tư nhân, nếu được quốc gia cho phép, nhằm hỗ trợ công tác đánh giá hiệu quả và đúng trọng tâm hơn.
Ngày 22/11/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua 02 nghị quyết liên quan tới hoạt động cứu trợ nhân đạo tại Afghanistan và tăng cường các biện pháp cấm vận vũ khí bất hợp pháp tại một số địa bàn trong chương trình nghị sự của HĐBA. Nghị quyết 2615 được HĐBA nhất trí thông qua với 15/15 phiếu thuận, khẳng định các hoạt động cứu trợ nhân đạo nhằm hỗ trợ nhu cầu cơ bản của người dân Afghanistan không vi phạm cơ chế trừng phạt Taliban theo Nghị quyết 1988 và 2255 của HĐBA. Nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết chống khủng bố tại Afghanistan, không để lãnh thổ Afghanistan trở thành nơi khủng bố ẩn náu, lên kế hoạch tấn công hoặc có các hoạt động tài trợ hay hỗ trợ cho khủng bố. Nghị quyết kêu gọi Taliban tuân thủ cam kết về chống khủng bố, bảo đảm các quyền con người, chống buôn bán ma túy, tuân thủ các nghĩa vụ theo luật nhân đạo quốc tế liên quan đến bảo vệ thường dân, bảo đảm tiếp cận nhân đạo an toàn và không bị cản trở. Định kỳ 6 tháng, HĐBA sẽ họp nghe báo cáo của Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của LHQ về tình hình thực hiện Nghị quyết và tiến hành rà soát việc thực hiện Nghị quyết sau 1 năm.
Chiều ngày 20/12/2021, Estonia và Anh cùng chủ trì tổ chức cuộc họp trực tuyến theo thể thức Arria của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐB LHQ) về chủ đề Ngăn ngừa tác động của các hoạt động xấu trong môi trường mạng đến người dân. Đại diện của các nước thành viên HĐBA LHQ đương nhiệm và các nước nhiệm kỳ 2022-2023 đã tham dự và phát biểu. Bà Izumi Nakamitsu, Phó Tổng Thư ký và Đại diện cấp cao của Tổng Thư ký về giải trừ quân bị, cho rằng công nghệ thông tin (CNTT) có nguy cơ bị tội phạm, khủng bố lợi dụng. Quốc gia đã và đang sử dụng CNTT vào mục đích quân sự. Trong một số trường hợp, các hành vi xấu trong môi trường mạng có thể gây ra thiệt hại vật chất, đe dọa tính mạng người dân, phá hủy các cơ sở hạ tầng thiết yếu, thậm chí leo thang dẫn đến xung đột. Bà Nakamitsu khuyến nghị quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế và khuôn khổ quy định tự nguyện về hành vi có trách nhiệm của quốc gia trong không gian mạng, cần cam kết tài chính, hỗ trợ chuyên môn, tăng cường năng lực và đáp ứng yêu cầu hợp tác trong giảm thiểu tác động của các vụ tấn công mạng. Bà Helen Durham, Giám đốc Chương trình luật và chính sách, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) cho rằng luật nhân đạo quốc tế, nhất là các nguyên tắc về tính nhân văn, sự cần thiết, mức độ tương xứng và phân biệt, được áp dụng để điều chỉnh các phương thức chiến tranh, bao gồm việc sử dụng CNTT trong xung đột vũ trang.
Sáng ngày 20/12/2021, tại New York, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua Nghị quyết 2612 gia hạn nhiệm vụ của Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ tại CHDC Congo (MONUSCO) và thảo luận về tình hình Syria và Ethiopia. * Nghị quyết 2612 được HĐBA nhất trí thông qua với 15/15 phiếu thuận, quyết định việc gia hạn nhiệm vụ cho MONUSCO thêm 12 tháng, giữ mức trần nhân sự Phái bộ ở mức 13.500 lính, 591 cảnh sát, hơn 1.600 quan sát viên quân sự và nhân viên khác. Nhiệm vụ chính của MONUSCO được duy trì trong các lĩnh vực bảo vệ thường dân, hỗ trợ Chính quyền CHDC Congo tăng cường vai trò nhà nước, cải cách lĩnh vực an ninh. Nghị quyết cũng ủng hộ kế hoạch điều chỉnh hoạt động của MONUSCO trên thực địa, theo đó rút dần tại một số địa bàn tình hình an ninh đã cải thiện và củng cố hiện diện ở ba tỉnh miền Đông gồm Ituri, Bắc và Nam Kivu – nơi tình hình còn phức tạp do hoạt động của các nhóm vũ trang. * Liên quan tới tình hình Syria, HĐBA đã lần lượt nghe báo cáo định kỳ của Đặc Phái viên của Tổng thư ký LHQ (TTK) Geir Pedersen và Phó TTK phụ trách nhân đạo Martin Griffiths về tiến trình chính trị và tình hình nhân đạo. Trước bế tắc trong thúc đẩy tiến trình chính trị trên cơ sở Nghị quyết 2254 của HĐBA, Đặc Phái viên Pedersen cho biết đang tích cực thúc đẩy sự tham gia của các đối tác quốc tế, các nước khu vực nhằm từng bước tìm giải pháp hỗ trợ tiến trình này.
Ngày 16/12/2021,Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) và Hội đồng Hòa bình và An ninh của Liên minh Châu Phi (AUPSC) đã họp chung thường niên qua hình thức trực tuyến. Phiên họp do Niger, nước Chủ tịch HĐBA tháng 12/2021, và Ethiopia, nước Chủ tịch AUPSC tháng 12/2021, đồng chủ trì. Phát biểu khai mạc, ông Bankole Adeoye, Cao ủy AU về các vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh, đãđánh giá cao đóng góp của HĐBA trong thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Phi và khẳng định AUPSC sẽ tiếp tục tích cực hợp tác với HĐBA.Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hợp tác giữa hai bên, đặc biệt là trong ứng phó các thách thức về an ninh ở châu Phi như xung đột, khủng bố và bạo lực cực đoan, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và buôn bán người. Bà Hannah Tetteh, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ kiêm người đứng đầu Văn phòng LHQ tại AU, hoan nghênh việc LHQ và AU nói chung và giữa HĐBA và AUPSC nói riêng đã tiếp tục thúc đẩy hợp tác bất chấp các thách thức của đại dịch COVID-19 thời gian qua. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thúc đẩy triển khai Khuôn khổ đối tác LHQ – AU về hòa bình và an ninh và Sáng kiến Ngưng tiếng súng ở châu Phi.
HỌC TIẾNG VIỆT