Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định lập trường nhất quán và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với giải trừ quân bị, chống phổ biến đồng thời nêu rõ quyền của các quốc gia sử dụng các công nghệ, vật liệu liên quan đến hóa học, sinh học và hạt nhân vì mục đích hòa bình. Đại sứ nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hỗ trợ các nước, nhất là những nước đang phát triển, thực hiện hiệu quả các nghị quyết liên quan, xây dựng và triển khai các chiến lược quốc gia ứng phó với các loại hình tội phạm mới.
Việt Nam là nước có tỷ lệ người khuyết tật cao (khoảng 7,2 triệu người khuyết tật, chiếm gần 8% dân số), do đó bảo vệ và thúc đẩy quyền của người khuyết tật luôn là ưu tiên và được thể hiện rõ trong pháp luật và chính sách của Nhà nước Việt Nam. Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam luôn ưu tiên thúc đẩy sự tham gia đầy đủ và toàn diện của người khuyết tật, nhất là trong việc xây dựng các chiến lược, chính sách, văn bản pháp luật có lồng ghép việc thúc đẩy và bảo đảm quyền của người khuyết tật; người khuyết tật tại Việt Nam có thể tiếp cập tư vấn pháp lý miễn phí để bảo vệ tốt hơn các quyền lợi của mình; bên cạnh đó, Việt Nam cũng khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hộitrong hỗ trợ người khuyết tật. Nhân dịp này, Đại sứ cũng cảm ơn sự hỗ trợ của các tổ chức LHQ, các đối tác phát triển, các tổ chức và cá nhân đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền của người khuyết tật.
Việt Nam là nước có tỷ lệ người khuyết tật cao (khoảng 7,2 triệu người khuyết tật, chiếm gần 8% dân số), do đó bảo vệ và thúc đẩy quyền của người khuyết tật luôn là ưu tiên và được thể hiện rõ trong pháp luật và chính sách của Nhà nước Việt Nam. Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam luôn ưu tiên thúc đẩy sự tham gia đầy đủ và toàn diện của người khuyết tật, nhất là trong việc xây dựng các chiến lược, chính sách, văn bản pháp luật có lồng ghép việc thúc đẩy và bảo đảm quyền của người khuyết tật; người khuyết tật tại Việt Nam có thể tiếp cập tư vấn pháp lý miễn phí để bảo vệ tốt hơn các quyền lợi của mình; bên cạnh đó, Việt Nam cũng khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội trong hỗ trợ người khuyết tật. Nhân dịp này, Đại sứ cũng cảm ơn sự hỗ trợ của các tổ chức LHQ, các đối tác phát triển, các tổ chức và cá nhân đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền của người khuyết tật.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những kết quả công tác mà Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã đạt được trong thời gian qua, góp phần vào việc triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, tích cực chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Thông tin đến cán bộ, nhân viên Phái đoàn về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước những tháng đầu năm 2017, mặc dù trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, các chỉ tiêu phát triển chưa cao nhưng có những lĩnh vực vẫn có đà tăng trưởng tốt, nhất là trong xuất khẩu một số mặt hàng có thế mạnh, tăng trưởng du lịch, vị thế của đất nước không ngừng được khẳng định và nâng cao trên trường quốc tế.
Những đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc trong 40 năm qua đã thể hiện rằng Việt Nam là một người bạn, một đối tác tin cậy, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, Việt Nam trong vai trò là một thành viên Liên hợp quốc luôn cố gắng hoàn thành tốt trách nhiệm của mình, chủ động đưa ra nhiều sáng kiến thiết thực.
Việt Nam cũng được đông đảo bạn bè quốc tế ghi nhận là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu do Liên hợp quốc đề ra như hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, hay đang khẩn trương thực thi các mục tiêu phát triển bền vững.
HỌC TIẾNG VIỆT