Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Tối ngày 10/9/2018, tại New York, Phái đoàn các nước thành viên ASEAN tại Liên Hợp Quốc đã tổ chức Chiêu đãi Kỷ niệm Ngày ASEAN với sự tham dự của Chủ tịch Đại Hội đồng khóa 72 và 73, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, cùng hơn 100 Đại sứ, Trưởng Phái đoàn các nước thành viên Liên Hợp Quốc. Đây là hoạt động thường niên của các nước ASEAN tại New York nhằm tôn vinh giá trị và tinh thần ASEAN, đưa ASEAN tới gần hơn với bạn bè thế giới và thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa ASEAN với Liên Hợp Quốc và các nước đối tác.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ khẳng định vai trò hàng đầu của LHQ trong việc ngăn ngừa xung đột, giải quyết tranh chấp như quy định tại Điều 33 Hiến chương LHQ và hỗ trợ các nước khắc phục hậu quả xung đột. Để hỗ trợ tốt hơn các hoạt động hoà giải hiện nay, Đại sứ cho rằng LHQ cần sử dụng hiệu quả các công cụ sẵn có về ngoại giao phòng ngừa và trung gian hoà giải, trong đó có vai trò của TTK và các cơ quan hỗ trợ TTK, tăng cường điều phối trong LHQ và giữa LHQ với các tổ chức khu vực và tiểu khu vực nhằm hỗ trợ các nước giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột. Đại sứ kêu gọi các bên liên quan tranh chấp và xung đột cần hành xử kiềm chế, tuân thủ luật pháp quốc tế, tạo điều kiện cho các nỗ lực trung gian hoà giải phát huy hiệu quả.
Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định lập trường của Việt Nam là ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palestine giành quyền tự quyết và quyền thành lập một nhà nước độc lập, có chủ quyền; ủng hộ giải pháp “Hai nhà nước”; hoan nghênh mọi nỗ lực và sáng kiến nhằm đạt được một giải pháp chính trị công bằng, toàn diện và bền vững đảm bảo các lợi ích chính đáng của cả Israel và Palestine. Việt Nam cam kết tiếp tục hợp tác cùng LHQ và tất cả các quốc gia thành viên giải quyết cuộc xung đột Israel – Palestine, mang lại hòa bình và an ninh bền vững cho khu vực.
Từ ngày 09 đến 19/07/2018 tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra Phiên họp Cấp cao (HLS) và Diễn đàn Chính trị Cấp cao (HLPF) của Hội đồng Kinh tế Xã hội (ECOSOC) LHQ với sự tham gia của Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ, Chủ tịch ECOSOC, Phó Tổng Thư ký LHQ, 01 Tổng thống, 05 Phó Tổng thống/Phó Thủ tướng và 78 đoàn cấp Bộ trưởng cùng hơn 2500 đại biểu từ các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, giới học giả, doanh nghiệp. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương làm Trưởng đoàn tham dự với tư cách thành viên ECOSOC nhiệm kỳ 2016 – 2018, với nhiều đóng góp và dấu ấn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Báo cáo VNR của Việt Nam nêu bật kết quả đạt được trong việc thực hiện 17 SDGs của Việt Nam, phân tích những khó khăn, thách thức đặt ra trong việc thực hiện các mục tiêu này ở Việt Nam và đưa ra những đề xuất, khuyến nghị để thúc đẩy việc thực hiện SDGs trong thời gian tới. Báo cáo được xây dựng với sự tham gia, đóng góp tích cực của các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, đại diện cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan Liên hợp quốc, các đối tác phát triển.
Chiều ngày 12/7, tại trụ sở Liên Hợp Quốc, Đại sứ Đặng Đình Quý đã trình Quốc thư lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ công tác trên cương vị Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thường trực nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa tại Liên Hợp Quốc.
Phát biểu thay mặt ASEAN, Đại sứ Phạm Thị Kim Anh, Đại biện Phái đoàn Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh ASEAN tiếp tục quan ngại sâu sắc về tình trạng gia tăng các vụ việc vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, các cuộc tấn công vào trường học, học sinh, giáo viên đang đặt ra nhiều nguy cơ cho trẻ em, tước đoạt cơ hội được học tập, trưởng thành vì một tương lai tốt đẹp hơn; trong bối cảnh đó, cộng đồng quốc tế cần đồng thuận và hành động mạnh mẽ hơn để mang lại chuyển biến thực chất cho trẻ em.
Các diễn giả đều khẳng định tầm quan trọng của Nước, tiếp cận Nước sạch và đảm bảo tính vệ sinh và thông suốt trong cung cấp nước, nhất là tại các đô thị. Phần Lan đã phát triển Công cụ phần mềm Xây dựng Kế hoạch về An toàn Nước (Water Safety Planning – WSP) nhằm giảm thiểu rủi ro trong cung cấp dịch vụ về Nước. Công cụ này giúp cho các nhà máy nước phát hiện và giảm thiểu rủi ro về an toàn Nước. Hiện nay, WSP đã được triển khai thí điểm ở Hải Phòng, Đà Nẵng và Đồng Nai. Công cụ này cũng đã được xây dựng, điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của các nhà máy nước và khuôn khổ pháp lý của Việt Nam. Công cụ này cũng là một ví dụ thành công của hợp tác Công-Tư dựa trên phương pháp nghiên cứu về Lập Kế hoạch An toàn Nước do WHO khuyến nghị.
Ngày 14/6/2018, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Miroslav Lajčák đã tiếp Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ đến chào từ biệt nhân dịp Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ công tác.
HỌC TIẾNG VIỆT