Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Sáng ngày 15/12/2021, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã họp định kỳ về tình hình Nam Sudan và hoạt động của Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ tại nước này (UNMISS). Phiên họp có sự tham dự của ông Nicholas Haysom, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Nam Sudan kiêm người đứng đầu UNMISS và bà Wafaa Saeed, Giám đốc phụ trách điều phối của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA). Các báo cáo viên ghi nhận tình hình Nam Sudan trong năm 2021 có một số tiến triển, trong đó Thỏa thuận ngừng bắn dài hạn tiếp tục được cơ bản tuân thủ và Nghị viện chuyển tiếp sẽ xem xét thông qua dự thảo Hiến pháp mới để tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bầu cử dự kiến vào năm 2023. Tuy nhiên, các báo cáo viên cho rằng tiến trình thực hiện Thỏa thuận Hòa bình ở Nam Sudan về tổng thể vẫn diễn ra chậm, đồng thời bày tỏ quan ngại về tình trạng khủng hoảng kinh tế, nhân đạo, lũ lụt và gia tăng bạo lực giữa các cộng đồng ở nhiều địa phương. Ông Nicholas Haysom nhấn mạnh các nỗ lực của UNMISS trong thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp, bảo vệ thường dân và hỗ trợ quá trình chuẩn bị cho bầu cử ở Nam Sudan. Tại phiên họp, Đại sứ Phạm Hải Anh, Đại biện lâm thời Việt Nam tại LHQ đã có phát biểu thay mặt Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, Chủ tịch Ủy ban trực thuộc HĐBA liên quan đến Nam Sudan về hoạt động của Ủy ban trong năm 2021.
Chiều ngày 15/12/2021, tại New York, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tiến hành họp định kỳ 6 tháng về tình hình khu vực Trung Phi và hoạt động của Văn phòng LHQ tại khu vực này (UNOCA) và biểu quyết việc gia hạn nhiệm vụ của UNISFA - Phái bộ An ninh Lâm thời LHQ tại Abyei (khu vực có tranh chấp giữa Sudan và Nam Sudan). Báo cáo trước HĐBA về tình hình khu vực Trung Phi, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ kiêm Trưởng Văn phòng UNOCA François Louncény Fall cho biết giai đoạn vừa qua chứng kiến nhiều nỗ lực thúc đẩy hợp tác và hội nhập của các nước khu vực. Điểm nhấn là việc tổ chức tiểu khu vực Cộng đồng kinh tế các nước Trung Phi (ECCAS) tiếp tục thúc đẩy cải tổ thể chế và triển khai các ưu tiên chiến lược giai đoạn 2021-2025, với trọng tâm là duy trì hòa bình và an ninh. Một tổ chức tiểu khu vực khác tại Trung Phi là Tổ chức khu vực Các Hồ Lớn (ICGLR) cũng đang đẩy mạnh các nỗ lực trung gian, hòa giải nhằm hỗ trợ tiến trình hòa bình tại Cộng hòa Trung Phi. Trước thách thức to lớn từ COVID-19 do nguồn lực hạn chế, các nước khu vực cũng duy trì nỗ lực hợp tác nhằm ngăn ngừa tác động của đại dịch, trong đó có thúc đẩy triển khai các chiến lược tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Tuy nhiên, Đại diện đặc biệt cho rằng tình hình an ninh trong khu vực vẫn phức tạp, đáng chú ý là hoạt động của Boko Haram tại Lưu vực hồ Chad, hoạt động của cướp biển trên Vịnh Guinea và giao tranh căng thẳng giữa Chính quyền và các nhóm vũ trang đối lập tại Tây Bắc và Tây Nam Cameroon.
Sáng 14/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thảo luận về tình hình Yemen. Đặc Phái viên Tổng Thư ký LHQ về Yemen (ĐPV) Hans Grundberg và Quyền Trợ lý TTK LHQ về điều phối các hoạt động nhân đạo của LHQ Ramesh Rajasingham đã báo cáo cập nhật tình hình tại cuộc họp. Các báo cáo viên lấy làm tiếc trước việc giao tranh quân sự tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi ở Yemen, đặc biệt là tại Marib và Hodeida, khiến nhiều người thiệt mạng, trong đó có phụ nữ và trẻ em và hàng nghìn người phải rời bỏ nơi cư trú. Các báo cáo viên nhắc lại lời kêu gọi các bên chấm dứt xung đột, hợp tác với ĐPV và tham gia đối thoại nhằm tìm ra giải pháp chính trị toàn diện do LHQ dẫn dắt cho Yemen. Về tình hình nhân đạo, bên cạnh việc quan ngại tình hình xấu đi nhiều tháng qua, các ý kiến nhấn mạnh yếu tố then chốt là giúp Yemen giải quyết khủng hoảng kinh tế, qua đó, góp phần giảm gánh nặng về nguồn lực cứu trợ nhân đạo cũng như giải quyết các thách thức như đại dịch COVID-19 và thiếu lương thực hiện nay tại đất nước này. Bên cạnh đó, các báo cáo viên kêu gọi không cản trở các hoạt động nhân đạo, hàng hoá nhập khẩu và tăng hỗ trợ tài chính cho nhân đạo. Các báo cáo viên cũng nhấn mạnh cần sớm giải quyết vấn đề tàu chở dầu Safer nhằm ngăn chặn thảm hoạ môi trường và nhân đạo. Các nước thành viên HĐBA LHQ khẳng định tiếp tục ủng hộ các nỗ lực hòa bình của ông Hans Grunderg cho Yemen. Các nước tiếp tục quan ngại trước các cuộc tấn công quân sự ở Yemen và tình trạng bạo lực chống lại trẻ em. Nhiều ý kiến lên án các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu dân sự và dân thường ở Yemen và Ả-rập Xê-út, kêu gọi bảo vệ dân thường và nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì tài chính ổn định cho các hoạt động nhân đạo tại Yemen. Các nước cũng kêu gọi thả các nhân viên của LHQ bị bắt gần đây.
Ngày 14/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thảo luận về tình hình thực hiện Nghị quyết 2231 của HĐBA, nghị quyết ủng hộ triển khai Thoả thuận về Kế hoạch hành động toàn diện chung năm 2015, gọi tắt là JCPOA . HĐBA đã nghe Bà Rosemary DiCarlo, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách về các vấn đề chính trị, Đại sứ Olof Skoog, Trưởng Phái đoàn EU tại Liên hợp quốc và Đại sứ Geraldine Byrne Nason, Trưởng Phái đoàn Ireland, Điều phối viên Cơ chế hỗ trợ thực thi Nghị quyết 2231, báo cáo cập nhật tình hình. Các báo cáo viên khẳng định JCPOA và Nghị quyết 2231 vẫn là thành quả quan trọng đạt được của ngoại giao đa phương và nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân,là phương thức tốt nhất để thúc đẩy một giải pháp toàn diện, lâu dài và phù hợp cho vấn đề hạt nhân Iran, đóng góp vào hoà bình, an ninh khu vực và quốc tế. Các báo cáo viên kêu gọi các bên tiếp tục nỗ lực trong đàm phán quay lại và thực hiện đầy đủ Thoả thuận JCPOA tại Viên, Áo. Các nước thành viên HĐBA nhấn mạnh tầm quan trọng của Nghị quyết 2231 và JCPOA trong giải quyết vấn đề hạt nhận Iran và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện đầy đủ nghị quyết và thoả thuận này. Các nước kêu gọi kiềm chế các hành động làm gia tăng căng thẳng và phức tạp trong khu vực, thúc đẩy đối thoại nhằm tìm kiếm giải pháp hoà bình cho việc chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt tại khu vực, cũng như ủng hộ các nỗ lực đàm phán ở Viên.
Từ 13-15/12/2021 tại Kingston, Jamaica, đang diễn ra Khóa họp lần thứ 26 Đại hội đồng Cơ quan quyền lực đáy đại dương (ISA). Khoá họp do Đại sứ Denys Wibaux (người Pháp) làm Chủ tịch có sự tham dự của đại diện hơn 160 nước thành viên. Cuộc họp được tiến hành trên cả hai hình thực trực tiếp và trực tuyến, nhằm tạo điều kiện cho sự tham gia đông đủ các các thành viên trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Tại cuộc họp ngày 14/12, Tổng Thư ký ISA Michael Lodge đã báo cáo Đại hội đồng về hoạt động của ISA trong năm qua, cho biết ISA tiếp tục duy trì các nhiệm vụ được giao tại Công ước LHQ năm 1982 về Luật biển và Hiệp định năm 1994 về thực thi Công ước, bảo đảm các lợi ích và nhu cầu của các nước đang phát triển được lồng ghép đầy đủ vào cơ chế quản lý đáy biển. Ông Lodge cũng chia sẻ thông tin về các chương trình và sáng kiến xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển, dự án “Phụ nữ trong nghiên cứu đáy biển” cũng như nỗ lực của ISA đóng góp vào việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững. Đại hội đồng ISA đã bầu các vị trí thành viên Ủy ban tài chính của ISA, thảo luận về tình hình thực hiện Kế hoạch hành động của ISA thực hiện Thập niên LHQ về khoa học đại dương vì sự phát triển bền vững.
Chiều ngày 13/12/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tổ chức tham vấn theo đề nghị của Anh, Pháp và Tunisia, nghe báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 2565 về vaccine COVID-19 và Nghị quyết 2532 về Đại dịch COVID-19. Phó Tổng Thư ký phụ trách các vấn đề chính trị và xây dựng hoà bình Rosemary DiCarlo, Phó Tổng Thư ký phụ trách gìn giữ hoà bình Jean Pierre Lacroix và Trợ lý Tổng Thư ký LHQ phụ trách nhân đạo Ramesh Rajasingham đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp về tác động của đại dịch COVID-19 đến tình hình an ninh, chính trị, nhân đạo, kinh tế - xã hội tại các khu vực xung đột và nỗ lực của hệ thống LHQ hỗ trợ phân phối vaccine đến các khu vực xung đột và khủng hoảng nhân đạo cũng như việc bảo đảm tiêm chủng cho nhân viên các phái bộ. Các nước thành viên HĐBA LHQ thảo luận về biện pháp thực hiện các nghị quyết, tập trung vào bảm đảm phân phối vaccine công bằng và nhanh chóng tại khu vực xung đột, hỗ trợ chương trình COVAX, thu hẹp khoảng cách vaccine. Tham tán Công sứ Nguyễn Phương Trà, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, cho rằng khoảng cách trong tiêm chủng vaccine COVID-19, đặc biệt tại các nước có xung đột, có thể đe dọa nỗ lực xây dựng hòa bình và các thành quả phát triển đã đạt được.
Ngày 13/12/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBALHQ) đã họp thảo luận liên quan công tác của các cơ quan trực thuộc, trong đó có 2 cơ quan do Việt Nam làm Chủ tịch trong nhiệm kỳ 2020-2021. *Trong buổi sáng, HĐBA đã nghe báo cáo và thảo luận về công việc của Cơ chế giải quyết các vụ việc tồn đọng của các tòa án quốc tế (Cơ chế).Thẩm phán Carmel Agius, Chủ tịch Cơ chế và và ông Serge Brammertz, Công tố viên Cơ chế báo cáo cuộc họp. Thẩm phán Agiuscho biết, trong 6 tháng qua, Cơ chế đã đạt được nhiều tiến triểnđáng kể trong công tác xét xử, theo đó đã ban hành 3 bản án, tiếp nhận 2 vụ việc phúc thẩm khác và đang thực hiện các thủ tục chuẩn bịxét xử một trường hợp; duy trì thực hiện các chức năng khác như quản lý thi hành án, bảo đảm quyền của những người thuộc thẩm quyền quản lý, bao gồm quyền lợi về y tế theo các tiêu chuẩn quốc tế. Thẩm phán Agius cũng thông tin về Thoả thuận vừa đạt được giữa Cơ chế và Chính phủ Niger trongviệcchuyển giao, tiếp nhận và tái định cư 9 người đãtrắng án và được phóng thích đã ở tại Tanzania hơn 10 năm qua. Công tố viên Cơ chế khẳng định cam kết truy bắt các nghi phạm phạm tội diệt chủng tại Rwanda còn đang lẩn trốn, hỗ trợ các cơ quan tư pháp quốc gia trong truy tố các tội ác nghiêm trọng. Nhiều ý kiến phát biểu bày tỏ ủng hộ vai trò của Cơ chế trong thực thi công lý, truy cứu trách nhiệm với những người được cho là phạm tội ác nghiêm trọng,kêu gọi các nướcliên quan hợp tác và hỗ trợ Cơ chế, đề nghị Cơ chế bảo đảm tuân thủ tiến độ xét xử, xây dựng lộ trình cắt giảm quy mô và kinh phí theo đúng tính chất là Cơ chế có “quy mô nhỏ, hoạt động hiệu quả, tạm thời với cơ cấu và chức năng giảm dần theo thời gian”. Các nước thành viên HĐBA cảm ơn và đánh giá cao đóng góp của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Nhóm làm việc không chính thức của HĐBA về các toà án quốc tế trong 2 năm qua, nhất là về thúc đẩy hợp tác giữa HĐBA và Cơ chế.
Chiều ngày 10/12/2021, tại Trụ sở LHQ tại New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Phạm Hải Anh, Đại biện lâm thời của Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), đã chủ trì cuộc họp định kỳ 6 tháng của Nhóm Công tác không chính thức của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ về các tòa án quốc tế. Trợ lý Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề pháp lý Stephen Mathias, Chủ tịch Cơ chế giải quyết các vụ việc còn lại của các tòa án quốc tế Thẩm phán Carmel Agius, Công tố viên Serge Brammertz tham dự, phát biểu tại cuộc họp. Đây là cuộc họp thứ tư và cuối cùng do Việt Nam chủ trì trong nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Bảo an 2020-2021. Phát biểu khai mạc, Đại sứ Phạm Hải Anh cảm ơn tinh thần hợp tác, xây dựng của thành viên Nhóm công tác trong hỗ trợ Cơ chế hoàn thành nhiệm vụ. Đại sứ cho biết trong hai năm qua, trong vai trò Chủ tịch Nhóm công tác, Việt Nam đã hỗ trợ thúc đẩy đối thoại giữa Nhóm Công tác và Chủ tịch, Công tố viên của Cơ chế nhằm hoàn tất nhiệm vụ của Cơ chế do HĐBA giao, qua đó thúc đẩy việc tuân thủ Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế. Trợ lý Tổng thư ký Mathias đánh giá cao nỗ lực của thẩm phán và nhân viên Cơ chế trong khắc phục khó khăn do đại dịch COVID-19, bảo đảm tiến độ xét xử và ban hành các bản đúng theo kế hoạch đề ra. Ông Mathias khẳng định vai trò và đóng góp của Cơ chế trong trừng trị các tội ác đặt biệt nghiêm trọng, bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Cơ chế và Nhóm Công tác trong đợt kiểm điểm hai năm. Trợ lý TTK cũng đánh giá cao tinh thần hợp tác và nỗ lực của thành viên Nhóm công tác, đặc biệt là vai trò Chủ tịch và chủ trì soạn thảo văn kiện của Việt Nam trong 2 năm qua đã duy trì hoạt động của Nhóm công tác và đối thoại với Cơ chế trong bối cảnh tình hình phức tạp.
Sáng ngày 10/12/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp định kỳ về hoạt động của Ủy ban trực thuộc HĐBA liên quan đến Sudan (Ủy ban 1591), sau đó họp về tình hình Sudan và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất của LHQ tại nước này (UNITAMS). Đại sứ Sven Jurgenson, Trưởng Phái đoàn thường trực Estonia tại LHQ, Chủ tịch Ủy ban 1591, báo cáo về hoạt động của Ủy ban 1591 trong Quý IV năm 2021. Ông ghi nhận trong hai năm qua, tình hình an ninh ở Sudan nói chung và khu vực Darfur nói riêng đã được cải thiện, đồng thời nhấn mạnh các biện pháp của HĐBA đối với Sudan không phải là để trừng phạt mà là nhằm đóng góp vào bảo đảm hòa bình bền vững tại nước này. Ông bày tỏ cảm ơn sự tham gia và đóng góp tích cực của các nước thành viên Ủy ban trong nhiệm kỳ vừa qua. Ông Volker Perthes, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Sudan kiêm người đứng đầu UNITAMS, nhấn mạnh Sudan đã trải qua khủng hoảng nghiêm trọng trong sáu tuần vừa qua, sau vụ việc ngày 25/10/2021. Ông cho biết tình hình đã có một số tiến triển trong những ngày gần đây, đặc biệt là Thỏa thuận ngày 21/11/2021 giữa tướng Abdel Fattah Al-Burhan và Thủ tướng Abdalla Hamdok.
Ngày 9/12/2021, dưới sự chủ trì của Tổng thống Niger, nước Chủ tịch tháng 12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức Thảo luận mở về Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng bố. Tổng thống Estonia, các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn của nước thành viên LHQ và gần 40 nước thành viên LHQ khác đã tham gia cuộc họp. Báo cáo cuộc họp, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres tái khẳng định biến đổi khí hậu là mối đe doạ cấp số nhân đối với hoà bình và an ninh quốc tế. Ông Guterres đề nghị cần tập trung vào nỗ lực ngăn ngừa, giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột, khủng bố, đầu tư vào con người, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững. Ngoài ra, các nước cũng cần tăng cường biện pháp giảm thiểu và thích nghi, phân tích, cảnh báo sớm về nguy cơ an ninh liên quan đến khí hậu, cũng như thúc đẩy quan hệ đối tác trong vấn đề này. Chủ tịch Uỷ ban Liên minh Châu Phi Moussa Faki Mahamet và Thư ký điều hành Uỷ ban lưu vực Hồ Chad Maman Nuhu cho biết lưu vực Hồ Chad, Sahel gặp thách thức do hoạt động khủng bố, tội phạm, tình trạng sa mạc hoá, hạn hán, cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường. Các báo cáo viên kêu gọi cộng đồng quốc tế và LHQ hỗ trợ chống khủng bố thông qua tổ chức G5-Sahel và ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
HỌC TIẾNG VIỆT