Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Ngày 12/08/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp nghe báo cáo về tình hình Somalia và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ của Liên hợp quốc tại nước này (UNSOM). Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ kiêm Trưởng UNSOM James Swan, Đại diện Đặc biệt của Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (SRCC) tại Somalia kiêm Trưởng Phái bộ Liên minh Châu Phi tại Somalia (AMISOM) Francisco Madeira và Chủ tịch Tổ chức Phụ nữ quốc gia Somalia Batulo Sheikh Ahmed Gabale đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp. Các báo cáo viên đánh giá tiến trình chính trị tại Somalia đang có nhiều tiến triển tích cực trong công tác chuẩn bị và tổ chức bầu cử Quốc hội và Tổng thống diễn ra từ tháng 8 đến tháng 10/2021. Chính phủ Liên bang và các Bang thành viên đã nỗ lực đối thoại và đạt được thỏa thuận cuối tháng 5/2021, góp phần giải quyết những bế tắc chính trị tại Somalia. Các báo cáo viên cũng bày tỏ quan ngại về tình hình bạo lực và các vụ tấn công, giết hại dân thường, quan chức chính phủ, nhân viên LHQ và các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Somalia.
Sáng ngày 11/8/2021, các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp theo thể thức Arria về giải quyết các thách thức do xung đột và biện pháp chống khủng bố đối với hoạt động nhân đạo. Cuộc họp được tổ chức theo sáng kiến của Kenya với sự tham gia của Trợ lý Phó TTK LHQ, Văn phòng chống khủng bố của LHQ (UNOCT) Rafi Gregorian, Trưởng phòng Nghiệp vụ và Chính sách Văn phòng điều phối các hoạt động nhân đạo của LHQ (OCHA) Reena Ghelani, Trưởng phòng Luật pháp quốc tế và chính sách của Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) Helen Durham và Đại sứ, Quan sát viên thường trực của Liên minh Châu Phi tại LHQ Fatimah Mohammed Kyari. Các báo cáo viên quan ngại về nguy cơ khủng bố lên cao tại Châu Phi, khủng bố lợi dụng tình hình xung đột, khủng hoảng nhân đạo tại khu vực; đồng thời cho rằng, nếu áp dụng sai, các biện pháp chống khủng bố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động nhân đạo; kêu gọi HĐBA tái khẳng định yêu cầu bảo vệ không gian nhân đạo, thúc đẩy đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm.
Sáng ngày 10/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp, thảo luận về tình hình Lebanon và việc thực hiện nhiệm vụ của Lực lượng Lâm thời LHQ tại Lebanon (UNIFIL). Trợ lý của Tổng Thư ký LHQ Alexandre Zuouev đã cập nhật về tình hình tại Lebanon và những căng thẳng thời gian gần đây tại vùng biên giới giữa Israel và Lebanon, trình bày các công việc UNIFIL đã triển khai nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao trong các nghị quyết liên quan của HĐBA. Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Trưởng Phái đoàn Việt Nam Đặng Đình Quý nêu quan ngại về những căng thẳng gần đây trên Đường Xanh và việc các bên tiếp tục vi phạm Nghị quyết 1701, lo ngại xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu không có các biện pháp hiệu quả. Đại sứ cho rằng khủng hoảng kinh tế xã hội tại Lebanon làm suy yếu năng lực ứng phó của Lực lượng vũ trang Lebanon và gây nguy cơ bất ổn, do đó, việc sớm thành lập Chính phủ và giải quyết khủng hoảng cần là ưu tiên nhất của Lebanon trong giai đoạn hiện nay.
Sáng ngày 06/8/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp khẩn về tình hình Afghanistan. Phiên họp có sự tham dự của bà Deborah Lyons, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ kiêm người đứng đầu Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại Afghanistan (UNAMA) và bà Shaharzad Akbar, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền độc lập Afghanistan. Các báo cáo viên bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Afghanistan, đặc biệt là tình trạng gia tăng bạo lực và thương vong của dân thường trong những tháng qua và sự bế tắc của tiến trình đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban. Bà Deborah Lyons nhấn mạnh UNAMA đang nỗ lực thúc đẩy tiến trình đàm phán hòa bình và hỗ trợ xử lý các thách thức về nhân đạo ở Afghanistan. Bà kêu gọi HĐBA và cộng đồng quốc tế tiếp tục thúc đẩy các bên liên quan ở Afghanistan nhanh chóng ngừng bắn và đạt tiến triển thực chất trong đàm phán nhằm hướng tới một giải pháp chính trị toàn diện cho xung đột.
Ngày 4/8/2021, tại New York, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp, thảo luận về việc thực hiện Nghị quyết 2118 (2013) liên quan đến vấn đề vũ khí hoá học tại Syria. Báo cáo trước HĐBA, Phó Đại diện cao cấp về các vấn đề giải trừ quân bị LHQ Thomas Markram thông tin cập nhật tình hình trên cơ sở Báo cáo tháng của Tổng Giám đốc Tổ chức Cấm vũ khí hoá học (OPCW). Ông Markram cho biết hầu hết hoạt động thực địa của Ban Thư ký OPCW tại Syria đang tiếp tục phải tạm hoãn do ảnh hưởng của các biện phòng chống đại dịch COVID-19. Ban Thư ký OPCW và Chính quyền Syria tiếp tục đặt trọng tâm vào việc giải quyết các vấn đề khác biệt trong khai báo ban đầu của Syria theo quy định của Công ước Cấm Vũ khí hoá học (CWC). Quá trình trao đổi kỹ thuật thời gian gần đây không có tiến triển, tuy nhiên đáng chú ý có việc Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Người đứng đầu Cơ quan đầu mối quốc gia về CWC của Syria và Tổng Giám đốc OPCW đã nhất trí sẽ sớm gặp trực tiếp tại Thủ đô Damascus để thảo luận về hướng giải quyết. Phó Đại diện Cao cấp nhấn mạnh việc cần sớm tìm giải pháp cho một số vấn đề còn tồn đọng liên quan tới khai báo ban đầu, coi là cơ sở quan trọng để giải quyết dứt điểm vấn đề vũ khí hoá học ở Syria.
Sáng ngày 02/8/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua Tuyên bố Chủ tịch về tình hình Sudan và Phái bộ Hỗn hợp LHQ–Liên minh châu Phi tại Darfur, Sudan (UNAMID). Tuyên bố hoan nghênh các đóng góp của UNAMID từ khi thành lập năm 2007 trên các lĩnh vực như bảo đảm an ninh, bảo vệ thường dân và thúc đẩy tiến trình hòa bình ở khu vực Darfur, đồng thời nhấn mạnh HĐBA sẽ xem xét các bài học kinh nghiệm của UNAMID để củng cố hoạt động gìn giữ hòa bình trong thời gian tới. Tuyên bố đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ của Chính phủ Sudan trong quá trình rút Phái bộ UNAMID, đồng thời kêu gọi Chính phủ Sudan tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong quá trình thanh lý và bàn giao các tài sản còn lại của Phái bộ. Tuyên bố cũng kêu gọi Chính phủ Sudan nâng cao năng lực bảo vệ thường dân, triển khai đầy đủ Kế hoạch quốc gia về bảo vệ thường dân và tiếp tục cải thiện tình hình an ninh ở Darfur và thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp ở Sudan.
Ngày 29/7/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua các nghị quyết 2587 và 2588 gia hạn nhiệm vụ của Phái bộ Gìn giữ hòa bình tại Síp (UNFICYP) và cơ chế trừng phạt liên quan tới Cộng hoà Trung Phi. *Nghị quyết 2587 về gia hạn nhiệm vụ của UNFICYP được HĐBA LHQ nhất trí thông qua với 15 phiếu thuận, quyết định gia hạn nhiệm vụ của UNFICYP thêm 6 tháng nhằm duy trì hòa bình, ổn định tại Síp. Nghị quyết tái khẳng định sự cần thiết phải tìm kiếm giải pháp lâu dài đối với vấn đề Síp và thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin, đồng thời, ghi nhận tác động của dịch bệnh COVID-19 tới hoạt động của UNFICYP. Nghị quyết kêu gọi thúc đẩy tiếp xúc và trao đổi thường xuyên, hiệu quả giữa các bên nhằm tăng cường triển vọng giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Nghị quyết cũng khuyến khích sự tham gia các tổ chức phụ nữ và thanh niên vào tiến trình hòa bình tại Síp và hoan nghênh việc Tổng Thư ký LHQ triệu tập cuộc họp không chính thức giữa các nhà lãnh đạo của hai Cộng đồng Síp và các nước bảo lãnh tại Geneva.
Chiều ngày 28/7/2021, Mexico phối hợp với Anh, Estonia, Mỹ, Na Uy và Tunisia, tổ chức cuộc họp theo thể thức Arria của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thảo luận về vai trò của định kiến giới, các phẩm chất của nam giới và bất bình đẳng giới trong ngăn ngừa khủng bố và cực đoan bạo lực. Trợ lý Tổng Thư ký LHQ phụ trách Cơ quan điều hành chống khủng bố (CTED) cho rằng cách tiếp cận về giới cần tính đến cả kinh nghiệm của nam giới và nữ giới là nạn nhân của khủng bố, cách thức khủng bố lợi dụng các luận điệu về vai trò của nam và nữ trong tuyên truyền, tuyển mộ. Trợ lý Tổng Thư ký LHQ cũng nêu phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ của chủ nghĩa cực đoan và khủng bố. Giáo sư David Duriesith của Trường Đại học Sheffield cho rằng khái niệm “các phẩm chất của nam giới” trong bối cảnh khủng bố cần được hiểu gồm cả các định kiến xã hội về vai trò của nam giới, có nguy cơ bị các nhóm khủng bố, cực đoan lợi dụng.
Sáng ngày 28/7/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thảo luận mở định kỳ về tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine. Phó Điều phối viên đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về tiến trình hoà bình Trung Đông, bà Lynn Hastings và Giám đốc tổ chức Ir Amim, bà Yudith Oppenheimer đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp. Các báo cáo viên cho biết bạo lực vẫn diễn ra thường xuyên tại Bờ Tây, tình trạng căng thẳng giữa người định cư Israel và người Palestine vẫn tiếp diễn. Phía Israel tiếp tục có các hoạt động định cư tại Bờ Tây, phá huỷ nhà cửa của người Palestine và đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng thời gian qua. Chỉ riêng các vụ va chạm liên quan đến khu vực tiền đồn Evyatar đã gây ra bạo lực liên tục khiến 460 người bị thương. Phó Điều phối viên của LHQ kêu gọi phía Israel chấm dứt các hoạt động này, tuân thủ luật nhân đạo quốc tế và cho phép người Palestine xây dựng cộng đồng của mình. Ngoài ra, tình hình ngân sách của Cơ quan cứu trợ và hành động của LHQ (UNRWA) hiện đang rất khó khăn, không đủ nguồn lực để bảo đảm các hoạt động cứu trợ nhân đạo theo chương trình đề ra.
Sáng ngày 27/7/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp nghe báo cáo về tiến trình rút quân của Phái bộ Hỗn hợp LHQ–Liên minh châu Phi tại Darfur, Sudan (UNAMID). Báo cáo trước HĐBA, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các hoạt động hỗ trợ vận hành Atul Khare hoan nghênh các đóng góp của UNAMID trong bảo vệ thường dân ở khu vực Darfur kể từ khi Phái bộ được thành lập vào năm 2007. Ông cho biết UNAMID đã hoàn tất việc rút các quân nhân và nhân viên dân sự của Phái bộ trước thời hạn 30/6/2021 theo Nghị quyết 2559 của HĐBA, trừ hơn 360 cảnh sát ở lại phục vụ quá trình thanh lý và bàn giao cơ sở vật chất của Phái bộ. Ông Atul Khare nhấn mạnh mặc dù UNAMID gặp phải một số khó khăn, thách thức, Phái bộ cơ bản đã triển khai quá trình rút quân một cách trật tự và kịp thời với sự hợp tác chặt chẽ của Chính phủ Sudan.
HỌC TIẾNG VIỆT