Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Ngày 01/08/2023 tại Trụ sở Liên hợp quốc (New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã họp phiên toàn thể thông qua Nghị quyết về Hiệp định bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại vùng ngoài quyền tài phán quốc gia (còn gọi là Hiệp định BBNJ hoặc Hiệp định về Biển cả) với sự ủng hộ của 150/193 quốc gia thành viên.
Ngày 01/08/2023 tại Trụ sở Liên hợp quốc (New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã đồng thuận thông qua Nghị quyết hoan nghênh kỉ niệm 125 năm thành lập Toà trọng tài thường trực quốc tế (PCA) với sự ủng hộ tuyệt đối của tất cả 193 nước thành viên. Nghị quyết được 122 nước đồng bảo trợ, trong đó có Việt Nam.
Ngày 24/7/2023, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), New York (Hoa Kỳ), Đại hội đồng LHQ khóa 77 đã tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 92 để thảo luận và thông qua báo cáo năm 2023 của Ủy ban Xây dựng hòa bình LHQ.
Tại phiên họp, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Csaba Kőrösi đánh giá thế giới đang chứng kiến ngày càng nhiều xung đột vũ trang với tính chất ngày càng nghiêm trọng, phức tạp và khó giải quyết hơn, ảnh hưởng tiến độ thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 ở nhiều quốc gia, khu vực. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp bách đối với các cơ chế của LHQ, nhất là Hội đồng Bảo an, Ủy ban Xây dựng hòa bình LHQ và các quốc gia thành viên cần tăng cường hợp tác để tìm giải pháp ngăn ngừa xung đột mới, giải quyết hiệu quả xung đột hiện có và duy trì hòa bình, phát triển bền vững hậu xung đột.
Ngày 19/7/2023, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã thay mặt đoàn Việt Nam phát biểu tại Phiên thảo luận chung Diễn đàn chính trị cấp cao về phát triển bền vững của Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC).
Đại sứ Đặng Hoàng Giang đánh giá cộng đồng quốc tế chưa đạt được những tiến triển theo kế hoạch đề ra trong thực hiện 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) ở thời điểm nửa chặng đường thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững. Việt Nam cho rằng cần triển khai những biện pháp mạnh mẽ, khẩn trương hơn nữa với sự tham gia của nhiều bên liên quan để đẩy nhanh tốc độ thực hiện mới có thể hoàn thành được các SDG vào năm 2030.
Ngày 18/7/2023, bên lề Diễn đàn chính trị cấp cao về phát triển bền vững, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gặp ông Mussa Azzan Zungu, Phó Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa thống nhất Tanzania.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang chúc mừng Tanzania đã trình bày thành công Báo cáo quốc gia tự nguyện về thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững tại khóa họp lần này. Đại sứ đánh giá cao quan hệ song phương giữa hai nước cũng như quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Quốc hội hai nước, đặc biệt trong khuôn khổ Liên minh Nghị viện thế giới (IPU).
Ngày 17/7/2023, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc đã có buổi làm việc với Đại sứ Dennis Francis, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 78 kiêm Trưởng Phái đoàn Trinidad và Tobago tại LHQ, về tình hình quốc tế, trọng tâm công tác của ĐHĐ LHQ trong khóa họp sắp tới và các chính sách, ưu tiên, quan tâm của Việt Nam.
Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 78 nhấn mạnh trong nhiệm kỳ hoạt động sẽ chú trọng thúc đẩy việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), hỗ trợ các quốc gia xây dựng và định hình xu hướng phát triển toàn cầu tại sự kiện Thượng đỉnh tương lai sẽ diễn ra vào tháng 9/2024. Ông cũng chia sẻ sự cần thiết thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tôn trọng Hiến chương LHQ, trong đó các nước thành viên cần cùng hành động nhằm tái xây dựng hòa bình và an ninh, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường…
Trong hai ngày 22 và 23/6/2023, tại New York – Hoa Kỳ, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã tổ chức thảo luận và thông qua văn kiện Rà soát lần thứ 8 việc thực hiện Chiến lược chống khủng bố của LHQ.
Tại phiên họp, các nước thành viên đã thông qua Nghị quyết bằng đồng thuận và thảo luận nhiều nội dung quan trọng về triển khai Chiến lược chống khủng bố của LHQ, trong đó có các mối đe doạ đang nổi lên, các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng chống khủng bố, bảo đảm tuân thủ luật pháp quốc tế và xây dựng năng lực cho các quốc gia thành viên trong công tác phòng chống khủng bố.
Ngày 19/6/2023 tại New York, Hội nghị liên chính phủ của Liên hợp quốc đã chính thức thông qua Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại vùng ngoài quyền tài phán quốc gia, còn gọi là Hiệp định về Biển cả, bằng đồng thuận, đánh dấu sự ra đời của văn kiện thứ ba thực thi Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định “đại dương là nguồn sống của hành tinh và việc thông qua Hiệp định này đã tiếp thêm sức sống mới và hy vọng cho đại dương”. Tổng thư ký kêu gọi các quốc gia nhanh chóng ký và phê chuẩn Hiệp định sớm nhất có thể nhằm giải quyết các mối đe doạ đối với đại dương như biến đổi khí hậu làm nóng lên toàn cầu, khai thác quá mức, biến đổi hệ sinh thái biển, cũng như thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững.
Ngày 17/6/2023, tại New York, Hoa Kỳ, Phái đoàn 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Liên hợp quốc và Phái đoàn Timor Leste, Quan sát viên của ASEAN đã cùng tham gia tổ chức Ngày Gia đình ASEAN năm 2023 với sự tham gia của hơn một nghìn thành viên các gia đình cán bộ, nhân viên các Phái đoàn, Tổng Lãnh sự, Thương Vụ và các cơ quan thông tấn báo chí của các nước thành viên ASEAN ở New York. Cùng tham gia sự kiện còn có Bộ trưởng Ngoại giao Singapore (nhân chuyến công tác tại Hoa Kỳ), các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc tham dự với tư cách khách mời danh dự.
Ngày 16/6, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã có cuộc gặp và làm việc với ông Edward Mermelstein, Chủ tịch Hội đồng quan hệ đối ngoại của thành phố New York để trao đổi về hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới.
HỌC TIẾNG VIỆT