Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều nơi ở Trung Đông, nhất là xung đột leo thang tại Dải Gaza những ngày vừa qua và tình hình khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại đây. Đại sứ cho rằng cộng đồng quốc tế và đặc biệt là LHQ đã nỗ lực không mệt mỏi song tiến trình hòa bình Trung Đông vẫn đang gặp rất nhiều trở ngại; các bên liên quan cần tuân thủ luật pháp quốc tế, kiềm chế tối đa, tránh mọi hành động gây căng thẳng, bạo lực và tạo môi trường thuận lợi cho đối thoại hòa bình. Việt Nam kêu gọi ngừng ngay hoạt động xây dựng các khu định cư và dỡ bỏ hoàn toàn sự bao vây, phong tỏa Gaza, đồng thời quan tâm bảo vệ thường dân và cải thiện điều kiện sống của người Palestine tại đây.
Các nước bày tỏ ủng hộ nỗ lực triển khai kế hoạch cải tổ hệ thống phát triển Liên hợp quốc nhằm thúc đẩy thực hiện có hiệu quả Chương trình Nghị sự 2030 vì Phát triển bền vững (CTNS 2030), với trọng tâm là xoá bỏ đói nghèo. Các nước đang phát triển nhấn mạnh tiến trình cải tổ cần phù hợp với các ưu tiên phát triển của quốc gia, bảo đảm bình đẳng giới và sự cân bằng giữa các khu vực, tăng cường số lượng nhân viên địa phương; đồng thời, quan ngại về tình hình suy giảm nguồn lực và kêu gọi các nước tài trợ tiếp tục cam kết hỗ trợ nguồn lực dành cho phát triển. Việc triển khai các nỗ lực cải tổ trong thời gian tới, bao gồm đổi mới hệ thống Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, khung hỗ trợ phát triển và nhóm các cơ quan Liên hợp quốc tại cấp quốc gia, cần được thực hiện thông qua tham vấn chặt chẽ với các quốc gia thành viên.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế liên quan và thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ theo các điều ước này cũng như các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an LHQ. Việt Nam đã ký và là nước thứ 10 phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân. Đại sứ đề cao chủ nghĩa đa phương trong lĩnh vực giải trừ quân bị, an ninh quốc tế, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, khẳng định pháp quyền ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế có vai trò thiết yếu trong việc duy trì hòa bình ổn định, thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ quyền con người, bao gồm cả việc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của LHQ về Phát triển bền vững. Đại sứ cũng nhấn mạnh Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp, tăng cường pháp quyền và bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế, là một trong 10 nước phê chuẩn Hiệp ước Cấm Vũ khí hạt nhân sớm nhất vào tháng 5/2018.
Đại sứ Phạm Thị Kim Anh, Phó Trưởng Phái đoàn ta tại Liên hợp quốc, đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận chung khẳng định cam kết của Việt Nam đối với việc thực hiện CTNSPT 2030 về phát triển bền vững; kêu gọi các nước tiếp tục chung tay để huy động và tạo nguồn lực mới nhằm thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững, đặc biệt là thông qua việc thực hiện cam kết về ODA, thúc đẩy và thuận lợi hóa thương mại; các nước phát triển cần đi đầu trong việc hỗ trợ các nước đang phát triển trong lĩnh vực Khoa học-Công nghệ-Sáng tạo, nhất là trong chuyển giao công nghệ, xây dựng năng lực và chia trẻ tri thức. Ngoài ra, các thách thức đối với các nước có thu nhập trung bình cũng cần được quan tâm, vì những thách thức này thường không dễ thấy và không được thể hiện qua yếu tố thu nhập.
Trong 2 ngày 4 và 5/10/2018, Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã tổ chức trọng thể lễ viếng và mở sổ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười để các cá nhân, tổ chức, cộng đồng người Việt tại New York, đại diện các phái đoàn ngoại giao ở Liên hợp quốc, chính quyền sở tại có thể tới viếng và ghi sổ tang.
Đúng 2 giờ 26 phút chiều ngày 2-10 (giờ địa phương), chiếc máy bay C17 của Australia chở đoàn Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 (BVDC 2.1) của Việt Nam triển khai tới Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS), đã hạ cánh an toàn tại sân bay quốc tế Juba của Nam Sudan, theo đúng kế hoạch.
Đón toàn tại sân bay có Trung tá Weiguang Wang, Phụ trách Quân y của UNMISS, Chỉ huy đơn vị Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Anh Scott Fitzgerald tại Bentiu cùng các thành viên đoàn tiền trạm Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Bà Phạm Thị Kim Anh, Đại sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc đã có bài phát biểu, nhấn mạnh vấn đề bất bình đẳng nếu không được giải quyết hiệu quả sẽ làm xói mòn những thành tựu mà thế giới đạt được trong nhiều thập kỷ qua và cản trở nỗ lực triển khai Chương trình Nghị sự 2030. Đại sứ Phạm Thị Kim Anh nhấn mạnh biến đổi khí hậu làm trầm trọng vấn đề bất bình đẳng, chia sẻ quan ngại về tình trạng gia tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của thiên tai, nước biển dâng, xói mòn và sạt lở đất, để lại những hậu quả nặng nề, đặc biệt là ở những vùng kinh tế khó khăn và kêu gọi các nước và cộng đồng quốc tế tăng cường hơn nữa cam kết và nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã lắng nghe nhiều chia sẻ, nguyện vọng và ý kiến đóng góp của cộng đồng người Việt tại địa bàn về chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chính sách thu hút và phát huy sự đóng góp của các trí thức, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài và đề nghị các bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực liên quan tiếp thu và có những biện pháp kết nối, triển khai cụ thể.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có cuộc gặp riêng với một số cá nhân là bạn bè Mỹ của Việt Nam, cảm ơn sự ủng hộ lâu năm của họ đối với quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như quá trình đổi mới, hội nhập của Việt Nam. Thủ tướng đã chia sẻ thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam, những bước phát triển trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đề nghị các bạn bè Mỹ tiếp tục vun đắp cho tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước ngày càng bền chặt.
HỌC TIẾNG VIỆT