Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Sáng ngày 16/9/2021, Mexico đã tổ chức cuộc họp theo thể thức Arria của Hội đồng Bảo an LHQ về tác động của buôn bán bất hợp pháp súng nhỏ, vũ khí nhẹ đối với hòa bình, an ninh quốc tế. Tất cả 15 nước thành viên HĐBA và 20 nước thành viên LHQ đã tham dự và phát biểu tại cuộc họp. Các đại diện của Văn phòng Các vấn đề giải trừ quân bị, Viện Nghiên cứu giải trừ quân bị, Văn phòng về Chống tội phạm của LHQ, Tổ chức Mạng nghiên cứu về an ninh con người và một số học giả đã tham dự cuộc họp. Báo cáo tại cuộc họp, đại diện các cơ quan của LHQ và một số học giả cho rằng việc buôn bán, chuyển giao bất hợp pháp vũ khí tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới. Các diễn giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế, văn kiện và khuôn khổ hợp tác liên quan, trong đó có Chương trình hành động của LHQ về chống buôn bán bất hợp pháp súng nhỏ, vũ khí nhẹ và các nghị quyết liên quan của HĐBA. Các báo cáo viên chỉ ra nhiều thách thức, trong đó có việc vũ khí rơi vào tay các nhóm tội phạm, tổ chức khủng bố, và kêu gọi thực hiện tốt ở cấp quốc gia và hợp tác hiệu quả tại LHQ nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý triệt để vấn nạn này.
*Sáng ngày 15/9/2021, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã họp công khai định kỳ về tình hình Nam Sudan và hoạt động của Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ tại nước này (UNMISS). Phiên họp có sự tham dự của ông Nicholas Haysom, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Nam Sudan kiêm người đứng đầu UNMISS, bà Reena Ghelani, đại diện Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ và bà Merekaje Nanjia, Tổng Thư ký Chương trình giám sát dân chủ ở Nam Sudan. Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ đánh giá cao các tiến triển tích cực và đáng ghi nhận trong tiến trình chuyển tiếp ở Nam Sudan trong bối cảnh nước này kỉ niệm 10 năm giành độc lập. Đại sứ khuyến khích các bên liên quan ở Nam Sudan tiếp tục thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp hướng tới bầu cử theo Thỏa thuận Hòa bình năm 2018, trong đó bảo đảm sự tham gia của phụ nữ. Đồng thời, Đại sứ kêu gọi Chính phủ Nam Sudan tiến hành các biện pháp hiệu quả nhằm giải quyết tình trạng bạo lực giữa các cộng đồng, trong đó có giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề thông qua đối thoại và xây dựng lòng tin, đồng thời bảo vệ nhân viên và cơ sở nhân đạo.
Sáng ngày 14/9/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp định kỳ về hoạt động của Ủy ban trực thuộc HĐBA liên quan Sudan (Ủy ban 1591), sau đó họp về tình hình Sudan và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất của LHQ tại nước này (UNITAMS). Đại sứ Sven Jurgenson, Trưởng Phái đoàn thường trực Estonia tại LHQ, Chủ tịch Ủy ban 1591, báo cáo về hoạt động của Ủy ban 1591 trong Quý III năm 2021 và thông tin cập nhật về Báo cáo của Nhóm chuyên gia (PoE) về Sudan, trong đó ghi nhận tình hình an ninh tại khu vực Darfur đã được cải thiện. Ông nhấn mạnh các biện pháp của HĐBA đối với Sudan không phải là để trừng phạt Sudan mà là nhằm đóng góp vào bảo đảm hòa bình bền vững tại nước này. Ông Volker Perthes, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Sudan đánh giá cao một số tiến triển mới trong việc thực thi Thỏa thuận Hòa bình ngày 03/10/2020 giữa Chính phủ chuyển tiếp của Sudan và các nhóm vũ trang tại Darfur.
Chiều ngày 10/9/2021, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại New York, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an (HĐBA) đã họp nghe báo cáo về tình hình Libya và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại nước này (UNSMIL). Phiên họp có sự tham dự của ông Jan Kubis, Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Libya và bà Asma Khalifa, đồng sáng lập viên tổ chức Phong trào Phụ nữ Tamazight. Các báo cáo viên ghi nhận tình hình an ninh tại Libya thời gian qua đã trở nên ổn định hơn và thỏa thuận ngừng bắn tiếp tục được tuân thủ, song bày tỏ quan ngại về việc các bên liên quan ở Libya chưa đạt thống nhất về cơ sở pháp lý để tiến hành bầu cử Tổng thống và bầu cử Nghị viện theo đúng thời hạn 24/12/2021. Ông Jan Kubis cho biết UNSMIL đã và đang tiếp tục nỗ lực để hỗ trợ tiến trình chuyển tiếp chính trị hướng tới bầu cử ở Libya và sẽ sớm triển khai nhóm giám sát viên dân sự nhằm hỗ trợ cơ chế giám sát thỏa thuận ngừng bắn. Bà Asma Khalifa kêu gọi tất cả các bên liên quan ở Libya nỗ lực tối đa để bảo đảm bầu cử diễn ra đúng hạn, công bằng và minh bạch, tránh để Libya rơi vào bất ổn như đã từng xảy ra.
Sáng 10/9, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thảo luận về tình hình Yemen. Đặc Phái viên mới của Tổng Thư ký LHQ về Yemen Hans Grundberg, Phó trưởng phòng triển khai thực địa, Văn phòng điều phối các hoạt động nhân đạo của LHQ (OCHA) Ghada Eltahir Mudawi và Giám đốc Quỹ vì sự phát triển của nữ giới ở Marib, Yemen Entesar Al-Qadhi, đã tham dự, báo cáo cập nhật tình hình tại cuộc họp.Các báo cáo viên cho biết giao tranh quân sự tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi ở Yemen, đặc biệt là tại Marib, làm nhiều người chết và bị thương, trong đó có phụ nữ và trẻ em và nhấn mạnh cần phải chấm dứt ngay chiến tranh, bạo lực ở Yemen. Bên cạnh đó, các ý kiến cho rằng cần giải quyết các các thách thức về nhân đạo, kinh tế và xã hội đối với Yemen thông qua việc dỡ bỏ việc cấm tàu tàu chở hàng hoá nhập khẩu, dầu ra vào cảng. Các bên cũng cần nối lại đối thoại chính trị, trong đó có tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào tiến trình này. Các báo cáo viên cũng nhấn mạnh cần sớm giải quyết vấn đề tàu chở dầu Safer, cho phép Nhóm chuyên gia LHQ tiếp cận tàu để triển khai nhiệm vụ.
*Chiều ngày 9/9/2021, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại New York, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an (HĐBA) đã thảo luận định kỳ về tình hình tại Afghanistan. Phiên họp do Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Ireland (nước Chủ tịch HĐBA tháng 9/2021) Simon Coveney chủ trì, với sự tham dự của bà Deborah Lyons, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Afghanistan, bà Wazhma Frogh, Chủ tịch Tổ chức nghiên cứu phụ nữ và hòa bình và bà Malala Yousafzai, Đồng sáng lập viên Quỹ Malala. Các báo cáo viên bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bất ổn tại Afghanistan, đặc biệt là về khủng hoảng kinh tế và nhân đạo tại nước này. Bà Deborah Lyons cho rằng mặc dù lực lượng Taliban đã tuyên bố kiểm soát Afghanistan song chưa có được niềm tin từ người dân nước này, đồng thời bày tỏ thất vọng về việc Taliban chưa thực hiện các cam kết đã tuyên bố, đặc biệt là việc Chính phủ lâm thời chưa có sự tham gia của tất cả các bên liên quan và không có đại diện nữ. Bà Lyons kêu gọi tất cả các bên liên quan ở Afghanistan bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền phụ nữ, trẻ em, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ nhân đạo và tái thiết cho Afghanistan. Bà nhấn mạnh LHQ, trong đó có Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Afghanistan (UNAMA) cam kết ở lại và hỗ trợ người dân Afghanistan trong thời điểm khó khăn hiện nay.
Ngày 08/9/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức thảo luận mở về chủ đề “Tiến trình chuyển tiếp từ các hoạt động gìn giữ hòa bình” (GGHB). Tham dự và phát biểu tại cuộc họp có Tổng Thư ký LHQ António Guterres, cựu Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf và đại diện tổ chức phi chính phủ Hội Phát triển cộng đồng Sudan.Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh tiến trình chuyển tiếp là quá trình phức tạp, đặc thù với từng bối cảnh quốc gia cụ thể, đòi hỏi phải có sự thận trọng trong việc định hình lại sự hiện diện và chiến lược của LHQ tại một quốc gia, không chỉ khi phái bộ sắp chấm dứt nhiệm vụ mà ngay từ khi bắt đầu. Sự thành công của tiến trình chuyển tiếp phụ thuộc vào sự hợp tác từ sớm và liên tục giữa các phái bộ GGHB, nước tiếp nhận, các cơ quan LHQ ở sở tại, các đối tác địa phương và quốc tế, cũng như việc xây dựng lòng tin với người dân và các cộng đồng địa phương. Ông Guterres cho rằng việc kết thúc nhiệm vụ của phái bộ GGHB không chỉ là cơ hội hướng tới hòa bình đối với quốc gia thoát khỏi xung đột, mà cũng có những rủi ro, đặt ra yêu cầu về tăng cường cam kết chính trị, hợp tác với chính quyền địa phương, quốc gia, trong tiến trình hòa bình do quốc gia làm chủ, thông qua phối hợp với các cơ quan LHQ ở sở tại và HĐBA. Việc trợ giúp chính quyền quốc gia và bảo đảm sự hỗ trợ về nguồn lực dành cho tiến trình chuyển tiếp cũng đóng vai trò quan trọng.
Sáng ngày 07/9/2021, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã họp, nghe báo cáo của Nhóm Trưởng lão (“The Elders”) về ứng phó với các thách thức đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Bà Mary Robinson, Chủ tịch Nhóm Trưởng lão, nguyên Tổng thống Ireland, bày tỏ quan ngại về việc có sự thiếu hợp tác tại HĐBA trong giai đoạn đầu ứng phó với đại dịch COVID-19, cũng như vi phạm cam kết giải trừ quân bị, nguy cơ chạy đua vũ trang mới. Bà Robinson cho rằng HĐBA được trao trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, do đó cần có hành động tập thể vì lợi ích toàn cầu, khắc phục tình trạng bị chia rẽ, cần tìm điểm chung, thúc đẩy đồng thuận. Bà Robinson kêu gọi HĐBA duy trì quan tâm về vấn đề vũ khí hạt nhân, có hành động khẩn cấp ứng phó với nguy cơ do biến đổi khí hậu gây ra, tiếp tục sử dụng tất cả các công cụ theo Hiến chương LHQ nhằm ngăn ngừa và giải quyết xung đột, bạo lực, khủng hoảng nhân đạo tại Tigray (Ethiopia), Myanmar, Israel-Palestine, bảo vệ và thúc đẩy bình đẳng cho phụ nữ tại Afghanistan,
Ngày 2/9/2021, tại New York, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp trao đổi về việc triển khai Nghị quyết 2118 (2013) liên quan tới giải quyết vấn đề vũ khí hoá học tại Syria. Báo cáo trước HĐBA, Đại diện cao cấp về các vấn đề giải trừ quân bị LHQ Izumi Nakamitsu thông tin cập nhật tình hình trên cơ sở Báo cáo tháng lần thứ 95 của Tổng Giám đốc Tổ chức Cấm vũ khí hoá học (OPCW). Trong khi hầu hết hoạt động thực địa của Ban Thư ký OPCW tại Syria phải tạm hoãn do ảnh hưởng của các biện pháp ngăn ngừa Đại dịch COVID-19, Ban Thư ký OPCW và Chính quyền Syria hiện đang tập trung xử lý một số vấn đề tồn đọng liên quan tới khai báo ban đầu của Syria theo yêu cầu của Công ước Cấm Vũ khí hoá học (CWC). Sau một thời gian không có tiến triển, hai bên đang thu xếp nối lại tham vấn kỹ thuật lần thứ 25 dự kiến vào tháng 10/2021. Bên cạnh đó, hai bên cũng đang thu xếp cuộc gặp trực tiếp giữa Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Người đứng đầu Cơ quan đầu mối quốc gia trong thực hiện CWC của Syria và Tổng Giám đốc OPCW để trao đổi tổng thể việc giải quyết dứt điểm vấn đề vũ khí hoá học tại Syria.Tại cuộc họp, các thành viên HĐBA bày tỏ lo ngại về các cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học tại Syria. Các nước nhấn mạnh nhu cầu tăng cường hợp tác giữa Chính phủ Syria và OPCW cũng như giữa thành viên CWC nhằm giải quyết vấn đề vũ khí hóa học tại Syria.
Chiều ngày 30/8/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 2593 về tình hình Afghanistan với 13 phiếu thuận, 2 phiếu trắng của Trung Quốc và Nga. Nghị quyết 2593 lên án một cách mạnh mẽ nhất các vụ tấn công khủng bố xảy ra gần sân bay quốc tế Hamid Karzai, thủ đô Kabul, Afghanistan ngày 26/8/2021 do lực lượng Nhà nước Hồi giáo Khorasan tuyên bố nhận trách nhiệm. Nghị quyết nhấn mạnh việc tôn trọng chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và đoàn kết dân tộc ở Afghanistan, đồng thời nhấn mạnh rằng lãnh thổ Afghanistan không bị sử dụng để đe dọa hay tấn công nước khác cũng như làm nơi trú ngụ, tài trợ hoặc huấn luyện cho khủng bố. Nghị quyết kêu gọi tất cả các bên liên quan tuân thủ các nghĩa vụ theo luật nhân đạo quốc tế trong mọi trường hợp, trong đó có bảo vệ thường dân, bảo đảm tiếp cận nhân đạo đầy đủ, an toàn và không bị hạn chế. Đồng thời, Nghị quyết khuyến khích tất cả các bên liên quan bảo đảm quyền con người, trong đó có phụ nữ và trẻ em, tìm kiếm một giải pháp chính trị toàn diện đáp ứng nguyện vọng của người Afghanistan và củng cố các tiến triển ở Afghanistan trong 20 năm qua.
HỌC TIẾNG VIỆT