Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Sáng ngày 18/01/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp trực tuyến thảo luận về hợp tác giữa HĐBA với Liên đoàn Arab. Phó Tổng thư ký LHQ Rosemary Di Carlo và Tổng thư ký Liên đoàn Arab Ahmed Aboul Gheit đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp. Bà Rosemary Di Carlo cho biết Liên hợp quốc luôn coi trọng việc hợp tác với các tổ chức khu vực trong việc ngăn chặn xung đột và duy trì hoà bình, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID 19 đang diễn biến phức tạp và tác động tiêu cực đến tình hình nhiều nơi trên thế giới. Trong thời gian qua, khu vực Arab trải qua nhiều bất ổn và xung đột, sự hợp tác giữa LHQ và Liên đoàn Arab thời gian qua trong nhiều vấn đề xung đột đã mang lại kết quả tích cực, trong đó việc thành lập Văn phòng liên lạc của Liên hợp quốc tại Liên đoàn Arab đã thúc đẩy hiệu quả việc trao đổi thông tin giữa hai tổ chức.
Sáng ngày 21/12/2020, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp trực tuyến công khai về tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine. Ông Nickolay Mladenov, Điều phối viên đặc biệt của LHQ về tiến trình hòa bình Trung Đông, đã có buổi báo cáo cuối cùng tại cuộc họp trước khi đảm nhiệm vị trí mới là Điều phối viên đặc biệt của LHQ về Lybia. Ông Mladenov đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 2334 của HĐBA vẫn diễn biến đáng lo ngại. Israel tiếp tục triển khai các kế hoạch mở rộng các khu định cư của người Do Thái tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, trong đó có khoảng 50% các kế hoạch xây mới nằm sâu trong khu Bờ Tây, tại các vị trí trọng yếu đối với một nhà nước Palestine trong tương lai.
Ngày 16/12/2020, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp nghe báo cáo tổng kết hoạt động của 10 cơ quan trực thuộc do 05 nước thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an làm Chủ tịch sắp kết thúc nhiệm kỳ 2019-2020. Trong đó Bỉ làm Chủ tịch ba cơ quan liên quan các vấn đề về Iran, Somalia, trẻ em và xung đột vũ trang; CH Dominicana là Chủ tịch Ủy ban về Mali; Đức là Chủ tịch hai Ủy ban liên quan đến CHDCND Triều Tiên và Libya; Indonesia là Chủ tịch ba Ủy ban về chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, về chống khủng bố ISIL/Al-Qaida và về Taliban; Nam Phi là Chủ tịch Nhóm làm việc về Ngăn ngừa xung đột và Giải quyết các vấn đề tại châu Phi.
Chiều ngày 10/12/2020, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp trực tuyến thảo luận Báo cáo tình hình hoạt động của Phái bộ LHQ Điều tra thúc đẩy truy cứu tội ác của Da'esh / ISIL tại Iraq (gọi tắt là UNITAD) trong sáu tháng vừa qua. Báo cáo trước HĐBA, ông Karim Khan, Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ kiêm Trưởng Phái bộ UNITAD cho biết trong thời gian qua UNITAD đã đạt được những bước tiến quan trọng, nhất là trong thu thập các nguồn chứng cứ mới hữu ích cho việc truy cứu các tội ác mà lực lượng khủng bố ISIL đã gây ra tại Iraq. Quá trình điều tra, khai quật và phỏng vấn các nhân chứng đã làm rõ hơn các tội ác mà Da'esh / ISIL gây ra, đặc biệt với trẻ em và phụ nữ.
Sáng ngày 24/11/2020, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp trực tuyến mở về tình hình Iraq. Bà Jeanine Hennis-Plasschaert, Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký LHQ về Iraq, Trưởng Phái bộ LHQ Hỗ trợ Iraq (UNAMI) và ông Mohammad Hussein Ali Bahr Aluloom, Đại sứ Iraq tại LHQ đã tham dự cuộc họp. Đại diện đặc biệt của TTK cho biết tình hình Iraq tiếp tục khó khăn, tăng trưởng kinh tế dự kiến giảm 10% năm 2020, các cuộc tấn công vào các phái đoàn ngoại giao nước ngoài tuy có giảm nhưng vẫn còn rất đáng lo ngại. Bà Jeanine Hennis-Plasschaert cho biết Chính phủ Iraq đã nỗ lực thực hiện cam kết chống COVID-19, phục hồi kinh tế và đạt được một số bước đi quan trọng để thực hiện kế hoạch tổ chức bầu cử vào ngày 6/6/2021.
Ngày 16-17/11/2020, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thảo luận về vấn đề cải tổ Hội đồng Bảo an tại phiên họp định kỳ hàng năm tại đề mục Vấn đề Đại diện công bằng và Tăng thành phần Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Tham gia cuộc họp có trên 170 nước thành viên Liên hợp quốc, trong đó có hơn 70 nước phát biểu. Đa số các nước phát biểu cho rằng dịp Kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc năm 2020 là thời điểm quan trọng để khẳng định lại quyết tâm, thúc đẩy vấn đề cải tổ Hội đồng Bảo an, nhất là khi tổng số thành viên Liên hợp quốc đã tăng từ 51 nước năm 1945 lên 193 nước hiện nay và đã hơn 50 năm kể từ khi Hội đồng Bảo an được mở rộng vào năm 1965 khi số lượng thành viên là 118.
Ngày 12/11/2020, sau 2 vòng bỏ phiếu tại Đại hội đồng (ĐHĐ) Liên hợp quốc (LHQ) trong 2 ngày liên tiếp và 1 vòng bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ, các nước đã chọn được 5 thẩm phán mới của Tòa án quốc tế với nhiệm kỳ 9 năm từ 2021 đến 2030.Ứng cử viên người Nhật, ông Yuji Iwasawa giành được số phiếu cao nhất tại cả ĐHĐ và HĐBA, lần lượt là 169 và 15 phiếu, được sự ủng hộ của tất cả các thành viên HĐBA LHQ. Tiếp đến là ông Georg Nolte, người Đức, được số phiếu tương ứng là 160 và 14, bà Xue Hanqin, người Trung Quốc, được 155 và 13 phiếu, ông Peter Tomka, người Slovakia được 150 và 13 phiếu, bà Julia Sebutinde, người Uganda, được 139 và 10 phiếu.
Sáng ngày 12/11/2020, tại New York, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua 03 nghị quyết về Abyei, Somalia và CH Trung Phi. Trong đó, các Nghị quyết 2550 và 2552 về gia hạn nhiệm vụ của Lực lượng LHQ tại Abyei (UNISFA) và Phái bộ LHQ tại CH Trung Phi (MINUSCA) giành được 15/15 phiếu thuận, Nghị quyết 2551 về gia hạn cơ chế trừng phạt tại Somalia có 13 phiếu thuận và 02 phiếu trắng của Nga và Trung Quốc. Nghị quyết 2550 quyết định gia hạn thêm 06 tháng hoạt động của UNISFA tại khu vực tranh chấp Abyei giữa Sudan và Nam Sudan và giữ mức trần của các cấu phần quân sự và cảnh sát lần lượt ở mức 3.550 và 640 nhân sự.
Sáng 11/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp trực tuyến mở, thảo luận định kỳ hàng tháng về tình hình Yemen. Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Yemen Martin Griffiths, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề nhân đạo Mark Lowcock và Giám đốc điều hành Tổ chức Lương thực thế gới David Muldrow Beasley đã báo cáo cập nhật tình hình tại cuộc họp. Các báo cáo viên bày tỏ quan ngại về tình hình Yemen hiện nay, đặc biệt là nguy cơ tử vong vì nạn đói mà người dân Yemen đang phải đối mặt; nhấn mạnh tình trạng suy sinh dưỡng ở miền Nam Yemen tăng 10% trong năm 2020, trong đó, tỷ lệ này ở trẻ em dưới 5 tuổi là 15%.
Sáng ngày 10/11/2020, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp theo hình thức trực tuyến về tình hình tại Libya. Cuộc họp có sự tham dự của bà Fatou Bensouda, Công tố viên Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) và Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Libya tại LHQ. Các nước thành viên HĐBA phát biểu hoan nghênh những tiến triển tích cực về chính trị và an ninh tại Libya trong thời gian vừa qua, đặc biệt là việc ký thỏa thuận ngừng bắn dài hạn ngày 23/10/2020. Các nước cũng kêu gọi các bên liên quan ở Libya thực thi đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn, tuân thủ luật nhân đạo quốc tế và lệnh cấm vận vũ khí của HĐBA liên quan đến Libya cũng như tiếp tục nỗ lực đạt các kết quả thực chất tại các kênh đối thoại chính trị, kinh tế và quân sự theo Nghị quyết 2510 của HĐBA.
HỌC TIẾNG VIỆT