Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Ngày 17/11/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp nghe báo cáo về tình hình Somalia và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ của Liên hợp quốc tại nước này (UNSOM). Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ kiêm Trưởng UNSOM James Swan, Đại diện Đặc biệt của Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (SRCC) tại Somalia kiêm Trưởng Phái bộ Liên minh Châu Phi tại Somalia (AMISOM) Francisco Madeira và Giám đốc điều hành Tổ chức Sáng kiến Lãnh đạo của Phụ nữ Somalia Asha Siyad đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp. Đại diện Somalia cũng được mời tham dự cuộc họp. Các báo cáo viên ghi nhận kết quả bầu cử Thượng viện với 54 ghế được bầu và bày tỏ kết quả này sẽ tạo thêm động lực cho các cuộc bầu cử tại Hạ viện và Tổng thống sắp tới. Tuy nhiên, các báo cáo viên cũng cho rằng tỷ lệ 26% đại diện phụ nữ tại Thượng viện chưa đạt yêu cầu yêu cầu đề ra và mong muốn tại cuộc bầu cử Hạ viện, các bên cần tạo điều kiện thuận lợi về chỉ tiêu 30% nữ giới trong Quốc hội. Lo ngại về tình hình bạo lực và các vụ tấn công, giết hại dân thường, quan chức chính phủ, nhân viên LHQ và các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Somalia. Các báo cáo viên đề nghị LHQ, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên minh châu Phi tiếp tục hỗ trợ cả về tài chính, kỹ thuật trong cuộc bầu cử tại Somalia và phối hợp chặt chẽ với lực lượng an ninh, quân đội thực hiện các biện pháp bảo vệ cử tri tham gia bỏ phiếu, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Ngày 16/11/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức thảo luận mở về “Bảo đảm hòa bình và an ninh thông qua ngoại giao phòng ngừa: Mục tiêu chung của tất cả cơ quan chính của LHQ”. Tham dự và phát biểu tại cuộc họp có Tổng Thư ký LHQ António Guterres, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Abdulla Shahid, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế-xã hội (ECOSOC) Vixen Kelapile và Chủ tịch Tòa án công lý quốc tế (ICJ) Joan E. Donoghue và gần 50 nước thành viên LHQ. Tổng Thư ký LHQ và các Chủ tịch Đại hội đồng, ECOSOC, ICJ khẳng định phòng ngừa xung đột là một khía cạnh quan trọng của LHQ, trong đó ngoài vai trò chủ đạo của HĐBA về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, các cơ quan chính khác của LHQ có thể hỗ trợ giải quyết xung đột và góp phần thúc đẩy ngoại giao phòng ngừa, trong khi các tổ chức khu vực, tiểu khu vực có thể đóng vai trò thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin nhằm phòng ngừa và giải quyết xung đột. Tổng Thư ký LHQ cho rằng phát triển bền vững đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bạo lực và xung đột và thông tin về nỗ lực của cá nhân cũng như các đại diện đặc biệt, đặc phái viên của Tổng Thư ký, các phái bộ gìn giữ hòa bình và phái bộ chính trị đặc biệt.
Ngày 15/11/2021, tại New York, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tham vấn định kỳ về tình hình tại Syria và biểu quyết thông qua hai nghị quyết liên quan tới tình hình ở Abyei và Somalia. Tại tham vấn về tiến trình chính trị và tình hình nhân đạo Syria, HĐBA đã nghe các báo cáo định kỳ hàng tháng của Đặc Phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Syria Geir Pedersen và Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách vấn đề nhân đạo Martin Griffiths. Phát biểu tại cuộc họp, Tham tán Công sứ Nguyễn Phương Trà, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, khẳng định ủng hộ giải pháp chính trị do người dân Syria dẫn dắt và làm chủ, nhấn mạnh việc cần thúc đẩy các nỗ lực đàm phán và xây dựng lòng tin giữa các bên tại Syria với sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế. Đại diện Việt Nam cũng chia sẻ lo ngại về tình hình nhân đạo ngày một xấu đi trước tác động của bất ổn an ninh, khủng hoảng kinh tế và đại dịch COVID-19. Tham tán Công sứ Nguyễn Phương Trà khẳng định Việt Nam ủng hộ đẩy mạnh hợp tác nhằm duy trì các nỗ lực hỗ trợ nhân đạo, đặt trọng tâm vào đáp ứng nhu cầu nhân đạo cấp thiết trong mùa đông sắp tới và ứng phó COVID-19. Đại diện Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai các chương trình hồi phục hậu xung đột, tăng cường hỗ trợ sinh kế cho người dân Syria.
Ngày 15/11/2021, tại New York, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp theo thể thức Arria về chủ đề “Thu hẹp khoảng cách trong vấn đề bảo vệ góa phụ trong xung đột và hậu xung đột” dưới sự chủ trì của Đại sứ Liên minh châu Phi tại LHQ và Đại biện Phái đoàn Niger. Báo cáo tại cuộc họp có Phó Giám đốc điều hành Cơ quan LHQ về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) Anita Bhatia, Người sáng lập Quỹ toàn cầu vì góa phụ Heather Ibrahim-Leathers và một đại diện tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực này. Tại cuộc họp, các nước thành viên HĐBA, đại diện UN Women và Quỹ toàn cầu vì góa phụ chia sẻ thực trạng cũng như thách thức mà hơn 350 triệu góa phụ đang phải đối mặt, nhấn mạnh sự cần thiết phải xoá bỏ các rào rản, định kiến đối với họ, cũng như cần phải nâng cao nhận thức chung về vai trò, đóng góp của các góa phụ trong bối cảnh xung đột và hậu xung đột. Đồng thời, các nước cũng trao đổi, thảo luận các biện pháp ở cấp quốc gia và quốc tế nhằm hỗ trợ tốt hơn các góa phụ.
Sáng ngày 12/11/2020, tại cuộc bầu cử diễn ra tại Đại hội đồng (ĐHĐ) Liên hợp quốc (LHQ) khóa 76, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao đã tái đắc cử vào vị trí thành viên Ủy ban luật quốc tế của Liên hợp quốc (ILC) nhiệm kỳ 2023-2027. Ứng cử viên của Việt Nam nhận được 145 phiếu bầu trong tổng số 191 nước có mặt và bỏ phiếu, xếp thứ 4 trong số 11 ứng cử viên của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ủy ban luật quốc tế (ILC) là cơ quan chuyên môn độc lập của Liên hợp quốc, có chức năng nghiên cứu các vấn đề pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế, báo cáo lên Ủy ban Pháp lý Đại hội đồng LHQ. Cứ mỗi năm năm, toàn bộ 34 thành viên của ILC được các nước thành viên ĐHĐ LHQ bầu chọn thông qua bỏ phiếu kín. Trong nhiệm kỳ 2017-2022, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao đã tham gia tích cực, đóng góp vào nhiều chủ đề thảo luận quan trọng tại ILC như Bảo vệ môi trường trong xung đột vũ trang, Bảo vệ bầu khí quyển, Mực nước biển dâng và luật pháp quốc tế. Ngày 10/2/2021, Việt Nam chính thức thông báo tại LHQ về việc đề cử Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tái cử và triển khai các hoạt động giới thiệu, vận động ủng hộ.
Sáng ngày 12/11/2021, tại New York, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua Nghị quyết 2605 gia hạn nhiệm vụ Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ tại Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA) với 13 phiếu thuận và 02 phiếu trắng của Nga và Trung Quốc. Với Nghị quyết này, nhiệm vụ của MINUSCA được gia hạn thêm 12 tháng (tới ngày 15/11/2022) với mức trần các cầu phần quân sự và cảnh sát lần lượt ở mức 14.400 và 3.020 nhân sự. Nghị quyết duy trì các nhiệm vụ ưu tiên của MINUSCA trong hỗ trợ bảo vệ thường dân, hỗ trợ tiến trình hòa bình, thúc đẩy triển khai Thoả thuận Hoà bình và Hoà giải được ký giữa Chính phủ và 14 nhóm vũ trang vào tháng 2/2019, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động hỗ trợ nhân đạo. MINUSCA cũng sẽ tiếp tục các nhiệm vụ hỗ trợ Chính quyền Cộng hòa Trung Phi tiến hành đối thoại chính trị và bầu cử cấp địa phương năm 2022, cải cách lĩnh vực an ninh và luật pháp. HĐBA có nhất trí cao với việc duy trì sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình tại Cộng hòa Trung Phi nhằm hỗ trợ Chính quyền và người dân nước này trong các mục tiêu nói trên. Tuy nhiên, một số thành viên cũng có các ý kiến khác nhau về hiệu quả hoạt động của Phái bộ trong một số lĩnh vực cụ thể.
Sáng 12/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thảo luận về hoạt động của Lực lượng chung chống khủng bố giữa 5 nước khu vực Sahel (G5 Sahel) . Phó Tổng Thư ký LHQ Jean-Pierre Lacroix, các đại diện quốc gia của năm nước G5 Sahel và đại diện tổ chức chính trị dân sự của Burkina Faso đã báo cáo, cập nhật về tình hình khu vực Sahel tại cuộc họp. Phó TTK LHQ và các báo cáo viên tỏ quan ngại về tình hình an ninh và nhân đạo khu vực Sahel thời gian qua. Các thách thức như khủng bố, bạo lực, xung đột giữa các cộng đồng, tội phạm xuyên quốc gia, mất an ninh lương thực, người dân bị buộc rời khỏi nơi cư trú, tác động của biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19 ngày càng gia tăng. Các báo cáo viên đánh giá cao các nỗ lực chống khủng bố của Lực lượng G5 Sahel và hoan nghênh sự hỗ trợ của các lực lượng khác như Phái bộ LHQ tại Mali (MINUSMA), Liên minh Châu Phi (AU), Văn phòng LHQ về Tây Phi và Sahel (UNOWAS) và Liên minh Châu Âu (EU) cho Lực lượng G5 Sahel. Về các biện pháp cần triển khai trong thời gian tới, các báo cáo viên nhấn mạnh cách tiếp cận toàn diện kết hợp các nội dung kinh tế, phát triển và nhân đạo trong giải quyết các thách thức nêu trên, kêu gọi hỗ trợ tài chính bền vững, lâu dài cho lực lượng G5 Sahel. Một số ý kiến ủng hộ thành lập một Văn phòng LHQ hỗ trợ G5 Sahel chống khủng bố.
Ngày 11/11/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tiến hành các cuộc họp kín để trao đổi về triển khai Nghị quyết 2118 của HĐBA về vấn đề vũ khí hóa học tại Syria. Phát biểu tại phiên họp định kỳ về vấn đề vũ khí hóa học tại Syria, Tham tán Phan Hồ Thế Nam, Điều phối viên chính trị Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, khẳng định lập trường nguyên tắc của Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì đối thoại và hợp tác kỹ thuật giữa Ban Thư ký của Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW) và Chính phủ Syria nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, đặc biệt là liên quan tới Khai báo ban đầu theo quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học.
*Sáng ngày 11/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thảo luận về tình hình Yemen. Đặc Phái viên Tổng Thư ký LHQ về Yemen (ĐPV) Hans Grundberg và Quyền Trợ lý Tổng Thư ký LHQ về điều phối các hoạt động nhân đạo của LHQ Ramesh Rajasingham đã báo cáo cập nhật tình hình tại cuộc họp. Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ hoan nghênh các hoạt động ngoại giao của ĐPV ở Iran, Các Tiểu Vương Quốc Ả-rập Thống nhất và Yemen và nhắc lại sự ủng hộ đối với các nỗ lực của ĐPV trong việc nối lại đối thoại chính trị toàn diện và bền vững giữa các bên liên quan ở Yemen. Bên cạnh đó, Đại diện Việt Nam bày tỏ lo ngại leo thang quân sự ở Yemen, đặc biệt tại Marib, sẽ phá hoại các nỗ lực hoà bình ở nước này, gây ra nhiều khổ đau cho người dân Yemen cũng như đe doạ sự ổn định ở khu vực. Việt Nam kêu gọi các bên liên quan chấm dứt tất cả các hoạt động quân sự, nối lại đối thoại, hợp tác với ĐPV để thảo luận về giải pháp chính trị toàn diện cho Yemen. Việt Nam cũng kêu gọi các bên tôn trọng Luật nhân đạo quốc tế và thực hiện Nghị quyết 2573 của HĐBA, trong đó có việc bảo vệ cơ sở hạ tầng dân sự và thúc giục các bên đẩy mạnh việc thực hiện Hiệp định Stockholm cũng như Hiệp định Riyadh. Về vấn đề tàu chở dầu Safer, Đại sứ Đặng Đình Quý kêu gọi Ansar Allah hợp tác đầy đủ với LHQ để thống nhất phương án xử lý, ngăn chặn các rủi ro thảm hoạ môi trường và nhân đạo có thể xảy ra.
Ngày 10/11/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức thảo luận thường niên về Cảnh sát LHQ, tập trung vào chủ đề “Đóng góp của lực lượng cảnh sát LHQ đối với chương trình phụ nữ, hòa bình, an ninh”. Tham dự và phát biểu tại cuộc họp có Phó Tổng Thư ký LHQ Jean-Pierre Lacroix, người đứng đầu lực lượng cảnh sát của Phái bộ An ninh lâm thời của LHQ tại Abyei (UNISFA) Violet Lusala và người đứng đầu lực lượng cảnh sát của Phái bộ Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) Patricia Boughani. Phó Tổng Thư ký LHQ thông tin tới các nước thành viên HĐBA về tiến độ thực hiện sáng kiến Hành động vì Gìn giữ hòa bình (A4P), A4P+ và đóng góp của lực lượng cảnh sát LHQ trong hỗ trợ thúc đẩy thực hiện các ưu tiên của sáng kiến này và củng cố hiệu quả hoạt động của các phái bộ. Phó Tổng Thư ký LHQ cũng cho biết gần đây Ban Thư ký LHQ đã phối hợp với Văn phòng LHQ về Ma túy và tội phạm thành Lực lượng liên cơ quan về hoạt động cảnh sát, nhằm tăng cường nỗ lực chung của hệ thống LHQ thúc đẩy hoạt động của cảnh sát LHQ, đồng thời tiếp tục thắt chặt quan hệ đối tác với các tổ chức khu vực, tiểu khu vực, đặc biệt trong xây dựng hướng dẫn và đào tạo. Các nỗ lực cũng hướng tới tăng cường yếu tố giới, tiếp tục duy trì thành tựu đã đạt được về số lượng nữ cảnh sát trước năm 2025, trong đó hiện có 5 người đứng đầu lực lượng cảnh sát LHQ là phụ nữ.
HỌC TIẾNG VIỆT