Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Từ ngày 14-16/6/2022, tại New York, đã diễn ra Hội nghị lần thứ 15 các nước thành viên Công ước Quyền của Người Khuyết tật (CRPD) với chủ đề "Xây dựng một xã hội bao trùm và tham gia cho người khuyết trong bối cảnh COVID-19 và tiếp theo". Phát biểu khai mạc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) cho biết CRPD là một trong những Công ước quốc tế được nhiều quốc gia phê chuẩn nhất và trong thời gian ngắn nhất với 182 thành viên. Tuy nhiên, việc thực hiện và bảo đảm quyền của người khuyết còn gặp nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh đại địch Covid-19. TTK LHQ kêu gọi thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ đối tác bao trùm để bảo đảm tốt hơn quyền của người khuyết tật, đồng thời đề nghị các nước nên tận dụng công nghệ để giúp đỡ người khuyết tất gia tăng kết nối số, nâng cao quyền năng về kinh tế cho người khuyết tật, thúc đẩy sự tham gia, đóng góp của người khuyết tật trong các tiến trình hành động khí hậu, xây dựng xã hội tự cường. Phát biểu về tình hình thực hiện Công ước CRPD, Tham tán Công sứ, Phó trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Thị Minh Thoa khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền và lợi ích của người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử và luôn lồng ghép vấn đề trong thể khuôn khổ phát triển của đất nước. Việt Nam luôn nỗ lực tạo môi trường thuận lợi để người khuyết tật không chỉ thụ hưởng các ích lợi mà còn được tạo cơ hội tham gia quá trình quyết sách và đóng góp cho sự phát triển xã hội. Đại diện Việt Nam nhấn mạnh việc Việt Nam phê chuẩn Công ước CRPD và Công ước ILO số 159 về việc làm và đào tạo nghề cho người khuyết tật là sự khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc bảo đảm người lao động không bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc
Ngày 14/6/2022, tại trụ sở Phái đoàn Việt Nam tại LHQ (New York) đã diễn ra buổi chiêu đãi dành cho các nước thành viên Nhóm bạn bè Công ước LHQ năm 1982 về luật biển (UNCLOS) nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày thông qua UNCLOS. Buổi lễ diễn ra đúng vào dịp một năm ngày thành lập Nhóm (30/6/2021-2022), cùng thời gian tổ chức Hội nghị lần thứ 32 các nước thành viên UNCLOS (SPLOS 32). Buổi chiêu đãi có sự tham dự của Trưởng phái đoàn 12 nước sáng lập Nhóm; bà Vanessa Frazier, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Malta, Chủ tịch Hội nghị SPLOS 32; ông Miguel Soares, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề pháp lý kiêm Cố vấn Pháp lý của LHQ; ông Vladimir Jares, Trưởng Văn phòng các vấn đề về đại dương và luật biển. Cùng tham gia hoạt động này còn có sự tham gia đông đảo của nhiều Đại sứ, Trưởng đoàn các nước tham gia SPLOS 32 và gần 100 đại diện, các chuyên gia về luật biển của các nước thành viên Nhóm bạn bè. Trong phát biểu chào mừng, thay mặt cho 12 nước sáng lập Nhóm, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ vui mừng cho biết trong một năm qua, dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19, Nhóm vẫn duy trì hoạt động đều đặn dưới các hình thức đa dạng, ý nghĩa. Đại sứ bày tỏ lời cảm ơn tới tất cả 115 nước thành viên đã luôn ủng hộ và tham gia tích cực vào hoạt động chung, khẳng định sự tham gia đó thể hiện cam kết chung của các nước đối với mục đích thành lập của Nhóm là đề cao UNCLOS là Công ước thường được coi là "Hiến pháp của đại dương". Đại sứ Việt Nam nhấn mạnh mong muốn trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang đứng trước nhiều thách thức chung về biển, đại dương, Nhóm bạn bè sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp hơn nữa vào các nỗ lực chung của quốc tế nhằm ứng phó với các thách thức đó.
Ngày 13/6/2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã tổ chức phiên họp định kỳ để nghe Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên LHQ về Myanmar, bà Noeleen Heyzer báo cáo về tình hình Myanmar, trong đó có tình hình tại bang Rakhine. Tại phiên họp, Đặc phái viên (ĐPV) của Tổng Thư ký (TTK) LHQ về Myanmar chia sẻ những đánh giá về tình hình, khó khăn, thách thức hiện nay trong vấn đề Myanmar, đề cao vai trò quan trọng của ASEAN trong việc giảm leo thang khủng hoảng và thúc đẩy thực hiện Đồng thuận 5 điểm. ĐPV kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ Myanmar thúc đẩy đối thoại, hòa giải nhằm hướng tới giải pháp hòa bình, thúc đẩy cứu trợ nhân đạo cho người dân thông qua tất cả các kênh hiện có và xây dựng khả năng phục hồi dựa vào cộng đồng. Đồng thời, ĐPV cũng đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề ở bang Rakhine. Phát biểu tại phiên họp, Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Lê Thị Minh Thoa chia sẻ quan ngại chung về tình hình Myanmar và nhấn mạnh một giải pháp toàn diện và bền vững phải do Myanmar quyết định và đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ, trách nhiệm và nỗ lực xây dựng của tất cả các bên ở Myanmar trên cơ sở tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
Ngày 10/6/2022, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc thay mặt Chính phủ Việt Nam và Đại sứ Zéphyrin Maniratanga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Burundi tại Liên hợp quốc thay mặt Chính phủ Burundi đã ký kết Hiệp định miễn thị thực cho công dân hai nước mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ. Việc ký kết hiệp định có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi đoàn giữa hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam và Burundi.
Vào các ngày 08/6 và 10/6/2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã họp thảo luận về việc dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) về tăng cường trừng phạt đối với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên bị phủ quyết ngày 26/5 vừa qua. Đây là cuộc họp đầu tiên được triệu tập theo Nghị quyết 76/262 của Đại hội đồng trong đề mục cải tổ hệ thống LHQ, diễn ra sau khi lần đầu tiên có một dự thảo NQ về vấn đề hạt nhân Triều Tiên không được thông qua tại HĐBA. Chủ tịch Đại hội đồng Shahid khẳng định thảo luận việc ĐHĐ tổ chức thảo luận khi lá phiếu phủ quyết được đưa ra ở Hội đồng Bảo an sẽ khuyến khích trách nhiệm giải trình trong khuôn khổ LHQ. Ông Shahid cũng kêu gọi cộng đồng tăng cường nỗ lực để đạt mục tiêu thế giới không có vũ khí hạt nhân, đồng thời khẳng định ĐHĐ có vai trò quan trọng cùng với HĐBA thúc đẩy thảo luận về vấn đề này. Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh Việt Nam luôn nhất quán ủng hộ mọi nỗ lực nhằm giải trừ, chống phổ biến vũ khí hạt nhân cũng như phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc.
Sáng ngày 09/6/2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã họp và bầu ra 5 ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2023-2024 gồm Nhật Bản, Mozambique, Ecuador, Thụy Sỹ và Malta. Các nước này sẽ bắt đầu nhiệm kỳ kể từ ngày 01/01/2023, thay thế cho các nước uỷ viên không thường trực là Ấn Độ, Ireland, Kenya, Mexico, Na Uy sẽ kết thúc nhiệm kỳ ngày 31/12/2022. Các ứng cử viên năm nay không có cạnh tranh trong khu vực, nhận được số phiếu cao, với Mozambique 192 phiếu, Ecuador 190 phiếu, Thụy Sỹ 187 phiếu, Malta 185 phiếu, Nhật Bản 184 phiếu. Trong các nước này, Nhật Bản đã nhiều lần tham gia HĐBA, trong khi đó, Mozambique lần đầu tiên đảm nhận vị trí này.
Sáng ngày 07/6/2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã họp để bầu các chức danh Chủ tịch và các Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khoá 77, theo đó, Đại sứ Csaba Kőrösi, người Hungary đã trở thành tân Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 77. Cuộc họp cũng đã đồng thuận bầu Việt Nam trở thành một trong những Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 77 đại diện cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam sẽ đảm nhiệm vị trí này trong vòng 01 năm kể từ ngày 13/9/2022.
Ngày 26/5/2022, tại Trụ sở Liên hợp quốc, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế của Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc 29/5, thay mặt Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách Cục Hỗ trợ Hoạt động Atul Khare đã trao Huy chương "UNHQ Medal" cho 82 sỹ quan quân đội và cảnh sát của 28 quốc gia nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực trong hỗ trợ công tác gìn giữ hòa bình của Ban Thư ký Liên Hợp Quốc. Trong số các sỹ quan được tăng Huy chương lần này, ba sỹ quan của Việt Nam gồm Trung tá Lương Trường Vinh, Trung tá Trần Đức Hưởng và Thiếu tá Trần Phúc Đông, cũng vinh dự được lãnh đạo Liên hợp quốc trao tặng vì những nỗ lực và những thành tích đặc biệt trong quá trình công tác tại Trụ sở LHQ.
Ngày 26/5/2022, tại Trụ sở Liên hợp quốc, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế của Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc 29/5, thay mặt Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách Cục Hỗ trợ Hoạt động Atul Khare đã trao Huy chương "UNHQ Medal" cho 82 sỹ quan quân đội và cảnh sát của 28 quốc gia nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực trong hỗ trợ công tác gìn giữ hòa bình của Ban Thư ký Liên Hợp Quốc. Trong số các sỹ quan được tăng Huy chương lần này, ba sỹ quan của Việt Nam gồm Trung tá Lương Trường Vinh, Trung tá Trần Đức Hưởng và Thiếu tá Trần Phúc Đông, cũng vinh dự được lãnh đạo Liên hợp quốc trao tặng vì những nỗ lực và những thành tích đặc biệt trong quá trình công tác tại Trụ sở LHQ.
Ngày 25/5/2022, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức Phiên Thảo luận mở thường niên về chủ đề "Bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang". Phiên họp có sự tham dự của ông Ramesh Rajasingham, Giám đốc phụ trách điều phối, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo LHQ (OCHA), ông Robert Mardini, Chủ tịch Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC), ông David Miliband, Chủ tịch Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC) cùng đại diện gần 70 nước thành viên LHQ. Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ cũng cho rằng cộng đồng quốc tế đang đứng trước những thách thức lớn đối với bảo vệ thường dân như chiến tranh, xung đột diễn ra ở nhiều nơi với quy mô lớn; đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là tại các địa bàn xung đột. Những vấn đề vốn đã kéo dài nay lại càng phức tạp hơn do hệ quả của những khủng hoảng mới, nhất là về an ninh lương thực và đứt gãy các chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh đó, nguồn lực dành cho bảo vệ thường dân gặp nhiều thách thức do nguồn viện trợ quốc tế bị giảm thiểu, viện trợ cho nhiều địa bàn khó khăn lâu nay có nguy cơ sụt giảm do quốc tế, LHQ phải dành nguồn lực cho các vấn đề phức tạp mới.
HỌC TIẾNG VIỆT