Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Chiều ngày 28/7/2021, Mexico phối hợp với Anh, Estonia, Mỹ, Na Uy và Tunisia, tổ chức cuộc họp theo thể thức Arria của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thảo luận về vai trò của định kiến giới, các phẩm chất của nam giới và bất bình đẳng giới trong ngăn ngừa khủng bố và cực đoan bạo lực. Trợ lý Tổng Thư ký LHQ phụ trách Cơ quan điều hành chống khủng bố (CTED) cho rằng cách tiếp cận về giới cần tính đến cả kinh nghiệm của nam giới và nữ giới là nạn nhân của khủng bố, cách thức khủng bố lợi dụng các luận điệu về vai trò của nam và nữ trong tuyên truyền, tuyển mộ. Trợ lý Tổng Thư ký LHQ cũng nêu phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ của chủ nghĩa cực đoan và khủng bố. Giáo sư David Duriesith của Trường Đại học Sheffield cho rằng khái niệm “các phẩm chất của nam giới” trong bối cảnh khủng bố cần được hiểu gồm cả các định kiến xã hội về vai trò của nam giới, có nguy cơ bị các nhóm khủng bố, cực đoan lợi dụng.
Sáng ngày 28/7/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thảo luận mở định kỳ về tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine. Phó Điều phối viên đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về tiến trình hoà bình Trung Đông, bà Lynn Hastings và Giám đốc tổ chức Ir Amim, bà Yudith Oppenheimer đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp. Các báo cáo viên cho biết bạo lực vẫn diễn ra thường xuyên tại Bờ Tây, tình trạng căng thẳng giữa người định cư Israel và người Palestine vẫn tiếp diễn. Phía Israel tiếp tục có các hoạt động định cư tại Bờ Tây, phá huỷ nhà cửa của người Palestine và đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng thời gian qua. Chỉ riêng các vụ va chạm liên quan đến khu vực tiền đồn Evyatar đã gây ra bạo lực liên tục khiến 460 người bị thương. Phó Điều phối viên của LHQ kêu gọi phía Israel chấm dứt các hoạt động này, tuân thủ luật nhân đạo quốc tế và cho phép người Palestine xây dựng cộng đồng của mình. Ngoài ra, tình hình ngân sách của Cơ quan cứu trợ và hành động của LHQ (UNRWA) hiện đang rất khó khăn, không đủ nguồn lực để bảo đảm các hoạt động cứu trợ nhân đạo theo chương trình đề ra.
Sáng ngày 27/7/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp nghe báo cáo về tiến trình rút quân của Phái bộ Hỗn hợp LHQ–Liên minh châu Phi tại Darfur, Sudan (UNAMID). Báo cáo trước HĐBA, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các hoạt động hỗ trợ vận hành Atul Khare hoan nghênh các đóng góp của UNAMID trong bảo vệ thường dân ở khu vực Darfur kể từ khi Phái bộ được thành lập vào năm 2007. Ông cho biết UNAMID đã hoàn tất việc rút các quân nhân và nhân viên dân sự của Phái bộ trước thời hạn 30/6/2021 theo Nghị quyết 2559 của HĐBA, trừ hơn 360 cảnh sát ở lại phục vụ quá trình thanh lý và bàn giao cơ sở vật chất của Phái bộ. Ông Atul Khare nhấn mạnh mặc dù UNAMID gặp phải một số khó khăn, thách thức, Phái bộ cơ bản đã triển khai quá trình rút quân một cách trật tự và kịp thời với sự hợp tác chặt chẽ của Chính phủ Sudan.
Chiều ngày 26/7/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tổ chức tham vấn theo đề nghị của Anh, nghe báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 2565 về vaccine COVID-19 và Nghị quyết 2532 về Đại dịch COVID-19. Các Trợ lý Tổng Thư ký LHQ phụ trách xây dựng hòa bình và nhân đạo Oscar Fernandez-Taranco và Ramesh Rajasingham đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp về tác động của đại dịch COVID-19 đến các tình hình nhân đạo, kinh tế - xã hội tại các khu vực xung đột và nỗ lực của hệ thống LHQ hỗ trợ phân phối vaccine đến các khu vực xung đột và khủng hoảng nhân đạo cũng như việc bảo đảm tiêm chủng cho nhân viên các phái bộ. Các nước thành viên HĐBA LHQ thảo luận về biện pháp thực hiện các nghị quyết, tập trung vào bảm đảm phân phối vaccine công bằng tại khu vực xung đột và hỗ trợ chương trình COVAX. Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, cho rằng đại dịch COVID-19 đã làm bộc lộ nhiều bất bình đẳng giữa các quốc gia, trong đó, vấn đề khoảng cách trong tiêm chủng vaccine COVID-19 đặc biệt đáng quan ngại, có thể đe dọa nỗ lực xây dựng hòa bình và các thành quả phát triển đã đạt được.
Sáng ngày 26/7/2021, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại New York, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA) đã thảo luận định kỳ về hoạt động của Trung tâm Ngoại giao Phòng ngừa LHQ tại Trung Á (UNRCCA). Phiên họp có sự tham dự của Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ kiêm người đứng đầu UNRCCA, bà Natalia Gherman. Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ hoan nghênh hoạt động của UNRCCA và cá nhân Đại diện đặc biệt Natalia Gherman trong thúc đẩy ngoại giao phòng ngừa ở Trung Á, qua đó đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Đại sứ đánh giá cao các hoạt động của Trung tâm trong hỗ trợ tiến trình chính trị ở Kyrgyzstan, thúc đẩy đối thoại trong vấn đề biên giới liên quan đến Kyrgyzstan và Tajikistan cũng như trong hỗ trợ xây dựng thỏa thuận chung giữa các nước Trung Á về quản lý nguồn nước xuyên biên giới.
Ngày 23/7/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua bằng đồng thuận Tuyên bố Chủ tịch về tình hình Varosha (S/PRST/2021/13). Tuyên bố tái khẳng định hiện trạng Varosha theo các nghị quyết đã có của HĐBA LHQ, không chấp nhận việc định cư tại khu vực này bởi bất cứ ai ngoại trừ người dân tại đây cũng như các hành động đi ngược lại các nghị quyết của HĐBA LHQ. Tuyên bố lên án thông báo ngày 20/7 về việc mở cửa thêm khu vực Varosha, lấy làm tiếc rằng hành động đơn phương này đi ngược lại các nghị quyết, quyết định của HĐBA LHQ và kêu gọi các bên liên quan đảo ngược các hành động đã và đang diễn ra tại Varosha kể từ tháng 10/2020.
Chiều ngày 21/7/2021, Uỷ ban Điều phối của Phong trào Không liên kết (CoB-NAM) tại LHQ đã họp để nghe Cuba thông tin về những diễn biến gần đây tại Cuba. Cuộc họp thu hút hơn 100 đại diện từ các nước thành viên Phong trào Không liên kết tham dự. Sau khi cập nhật tình hình Cuba thời gian gần đây, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Cuba tại LHQ Pedro Luis Pedroso Cuesta cho biết Cuba đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình và mọi hoạt động đã quay trở lại bình thường. Cuba tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ trật tự hiến pháp mà Cuba đã tự do lựa chọn nhằm thực hiện quyền tự quyết của mình. Đại sứ Cuba kêu gọi các nước thành viên của Phong trào không lên tiếng hoặc ủng hộ những hành động này chống lại Cuba và cho rằng việc đánh giá tình hình hiện nay cần dựa trên thông tin khách quan, phi chính trị hóa, được xác nhận và tránh bị rơi vào bẫy tin tức giả và thông tin sai lệch.
Ngày 21/7/2021, Phái đoàn Việt Nam tại LHQ chủ trì tổ chức cuộc họp trực tuyến của Nhóm bạn bè của Công ước LHQ năm 1982 về luật biển (UNCLOS) về chủ đề “Tầm quan trọng của UNCLOS trong thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 của LHQ về bảo tồn và sử dụng bền vững biển và đại dương (SDG 14)”. Các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của hơn 120 nước thành viên LHQ đã tham dự cuộc họp. Giáo sư luật quốc tế người Anh Malcolm Evans được mời trình bày tại cuộc họp. Theo Giáo sư Evans, UNCLOS, “Hiến chương của đại dương”, là khuôn khổ điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, bảo đảm cân bằng giữa nhu cầu khai thác nguồn lợi từ biển và quyền tự do trên biển, quản trị biển phục vụ lợi ích chung. Cơ chế giải quyết tranh chấp thành lập theo UNCLOS giúp giải quyết hòa bình tranh chấp giữa các nước, thúc đẩy hiểu biết về UNCLOS.
Ngày 21/7/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp tham vấn định kỳ về tình hình tại Cộng hòa Síp và hoạt động của Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Síp (UNFICYP). Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Síp bà Elizabeth Spehar đã báo cáo về tình hình tại Síp và hoạt động của UNFICYP trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2021. Trong phát biểu, bà nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã làm giới hạn hoạt động của UNFICYP và các hoạt động xây dựng lòng tin giữa các cộng đồng. Bà cũng đã thông tin cho HĐBA LHQ về những nỗ lực tìm kiếm hòa bình tại Síp trong thời gian qua. Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, hoan nghênh các nỗ lực của Tổng Thư ký LHQ và Đại diện Đại diện đặc biệt Tổng Thư ký Liên hợp quốc Elizabeth Spehar trong thúc đẩy đối thoại và các biện pháp xây dựng lòng tin, hướng tới tìm kiếm giải pháp toàn diện đối với vấn đề Síp.
HỌC TIẾNG VIỆT