Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Sáng ngày 30/8/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) họp định kỳ về tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine và thông qua một số nghị quyết liên quan hoạt động của LHQ tại Cộng hoà Mali, Lebanon và Somalia. Các nghị quyết đều được HĐBA LHQ nhất trí thông qua với 15/15 phiếu thuận. *Tại cuộc họp về tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine, Điều phối viên đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về tiến trình hoà bình Trung Đông, ông Tor Wennesland đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp. Điều phối viên đặc biệt cho biết tình hình tại các vùng lãnh thổ Palestine thời gian qua vẫn tiếp tục căng thẳng do các vụ bạo lực có xu hướng gia tăng, theo đó, số lượng người Palestine thương vong trong các vụ va chạm với lực lượng chức năng Israel ngày càng tăng. Trong tháng qua, các hoạt động truy lùng và bắt giữ của Israel tại Bờ Tây đã làm chết 9 người và bị thương hơn 280 người Palestine. Tình hình tại Gaza cũng căng thẳng do các vụ thả bóng bay gây cháy và bắn rocket từ phía Gaza cũng như việc Israel bắn 37 quả tên lửa vào các mục tiêu của lực lượng Hamas. Đặc phái viên kêu gọi các bên chấm dứt các hành động bạo lực và có biện pháp bảo vệ dân thường, đặc biệt là trẻ em.
Chiều ngày 26/8/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp nghe báo cáo về tình hình Ethiopia. Tổng Thư ký (TTK) LHQ António Guterres đã tham dự và thông tin tại cuộc họp. TTK LHQ António Guterres cho rằng đối đầu quân sự tại Tigray đã tác động lớn đến tình hình kinh tế, chính trị của Ethiopia và khu vực và nhắc lại không có giải pháp quân sự nào cho cuộc khủng hoảng hiện nay. TTK Guterres nhấn mạnh các bên cần phải hành động ngay trên ba mặt trận: dừng ngay các hành động thù địch, bảo đảm tiếp cận nhân đạo không bi hạn chế đi kèm với việc khôi phục các dịch vụ cơ bản ở tất cả các khu vực bị ảnh hưởng và tạo điều kiện thuận lợi để khởi động tiến trình đối thoại chính trị do Ethiopia dẫn dắt. TTK Guterres lên án các hành vi bạo lực, cướp bóc, lạm dụng nhân quyền và đề nghị các bên cần chấm dứt các hành động này nhằm thúc đẩy các hoạt động nhân đạo. Bên cạnh đó, TTK Guterres cũng kêu gọi các bên liên quan cần chấm dứt các hành động thù địch, đối thoại để hướng tới giải pháp chính trị cuối cùng, đề nghị quân đội nước ngoài rút quân, tôn trọng hoạt động cứu trợ nhân đạo. Các nước HĐBA bày tỏ quan ngại trước việc tình hình tại Tigray chưa có cải thiện, đặc biệt là tình hình nhân đạo nghiêm trọng và các vụ bạo lực nhằm vào dân thường, nhân viên hỗ trợ nhân đạo và cơ sở hạ tầng.
Sáng ngày 25/8/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp về tình hình Iraq và hoạt động của Phái bộ LHQ Hỗ trợ Iraq (UNAMI). Bà Jeanine Hennis-Plasschaert, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Iraq, Trưởng Phái bộ UNAMI đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp. Đại diện đặc biệt của TTK LHQ cho biết thời gian qua Iraq đã nỗ lực chuẩn bị cho cuộc bầu cử sớm dự kiến vào tháng 10/2021, trong đó danh sách ứng cử viên đã hoàn tất. Phái bộ UNAMI đã triển khai nhân viên hỗ trợ bầu cử với số lượng gấp 5 lần so với cuộc bầu cử năm 2018. Uỷ ban bầu cử độc lập cấp cao (IHEC) đã có các biện pháp khắc phục các vấn đề từ cuộc bầu cử trước để cải thiện quy trình bầu cử, ngăn chặn khả năng gian lận. Đại diện đặc biệt cho rằng cuộc bầu cử lần này đang có điều kiện để cho kết quả đáng tin cậy, tuy nhiên còn phụ thuộc vào các đảng phái, lực lượng chính trị tham gia bầu cử. Các nước thành viên HĐBA phát biểu ủng hộ các nỗ lực gần đây của Iraq trong việc chuẩn bị tổ chức bầu cử, mong muốn bầu cử được tổ chức công bằng, tự do và minh bạch, đáp ứng nguyện vọng của người dân và góp phần vào ổn định của đất nước. Về tình hình an ninh, nhiều nước lên án các hành động khủng bố, tấn công gần đây xảy ra tại Iraq và kêu gọi điều tra, truy cứu trách nhiệm các thủ phạm, đồng thời cần tiếp tục các nỗ lực chống khủng bố. Các nước cũng bày tỏ lo ngại về tác động sâu sắc của đại dịch COVID-19 và các khó khăn khác đang đặt ra đối với Iraq, kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ Iraq, ủng hộ các nỗ lực của UNAMI.
Sáng ngày 24/8/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp định kỳ hàng tháng về tình hình tại Syria. Đặc Phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Syria Geir Pedersen và Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách vấn đề nhân đạo Martin Griffiths đã báo cáo cập nhật HĐBA về tiến trình chính trị và tình hình nhân đạo tại đây. Các báo cáo viên chia sẻ lo ngại về tình hình an ninh xấu đi trong một số tháng gần đây, đặc biệt là tại khu vực Tây Bắc và Tây Nam của Syria. Tính riêng trong tháng 6 và 7/2021, bất ổn tại Tây Bắc đã làm ít nhất 53 dân thường thiệt mạng, phá huỷ cơ sở hạ tầng và buộc hơn 20 ngàn người phải rời khỏi nơi cư trú - con số lớn nhất kể từ 3/2020 sau khi các bên đạt Thoả thuận ngừng bắn ở khu vực này. Gia tăng bạo lực tại khu vực thành phố Dara’a thuộc Tây Nam Syria (gần biên giới với Jordan) kể từ cuối tháng 7/2021 tới nay đã làm hơn 35 ngàn người bị mất nơi cư trú, tiếp cận nhân đạo bị hạn chế. Hai đại diện LHQ một mặt hoan nghênh việc HĐBA nhất trí gia hạn cơ chế viện trợ xuyên biên giới tới Syria vào tháng 7/2021, mặt khác tiếp tục bày tỏ lo ngại về tác động nặng nề của bạo lực, khủng hoảng kinh tế, mất an ninh nguồn nước và đại dịch COVID-19 tới hàng triệu dân thường. Ông Pedersen và Griffiths nhấn mạnh việc cộng đồng quốc tế cần nỗ lực thúc đẩy viện trợ nhân đạo bằng mọi hình thức, hỗ trợ việc khôi phục các dịch vụ thiết yếu cho người dân sau xung đột.
*Sáng 23/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thảo luận về tình hình Yemen. Trợ lý Tổng Thư ký LHQ về các vấn đề chính trị và xây dựng hoà bình Khaled Khiari, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề nhân đạo Martin Griffiths và Giám đốc Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) Henrietta Fore đã tham dự, báo cáo cập nhật tình hình tại cuộc họp. Các báo cáo viên cho biết leo thang quân sự tiếp tục diễn ra nhiều nơi ở Yemen, đặc biệt là tại Marib, làm nhiều người chết và bị thương, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Các ý kiến cũng nhấn mạnh cần có lệnh ngừng bắn toàn quốc để giải quyết những bế tắc hiện nay như việc đi lại vẫn bị hạn chế và các tàu chở hàng hoá nhập khẩu, dầu bị cấm ra vào cảng, cũng như tạo xung lực cho việc nối lại đối thoại chính trị giữa các bên. Về vấn đề tàu chở dầu Safer ngoài khơi Yemen, các báo cáo viên kêu gọi Ansar Allah sớm đồng ý cho Nhóm chuyên gia LHQ tiếp cận tàu để triển khai nhiệm vụ. Các nước thành viên HĐBA LHQ lên án các cuộc tấn công vào dân thường, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đồng thời kêu gọi chấm dứt các hoạt động quân sự, thúc đẩy các nỗ lực giải quyết những thách thức mà Yemen đang phải đối mặt, trong đó, nhấn mạnh không cản trở nhân đạo và bảo vệ dân thường. Nhiều nước lên tiếng thúc giục Ansar Allah hợp tác với LHQ giải quyết vấn đề tàu Safer.
Sáng ngày 19/8/2021, tại New York, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp về mối đe doạ của cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” (ISIL/Da’esh) đối với hoà bình và an ninh quốc tế. Cuộc họp do Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar chủ trì với tư cách Chủ tịch HĐBA tháng 8/2021. Tại cuộc họp, HĐBA đã nghe báo cáo của Phó Tổng Thư ký phụ trách chống khủng bố Vladimir Voronkov và của Giám đốc Văn phòng Chống khủng bố LHQ (CTED) Michèle Coninsx. Các báo cáo viên chỉ ra thách thức thường trực đối với hoà bình, an ninh quốc tế từ hoạt động của ISIL/Da’esh trong thời gian vừa qua. Trong thời gian đầu năm 2021, biện pháp giãn cách do đại dịch COVID-19 phần nào có tác động tới tổ chức hoạt động của khủng bố tại các khu vực không có chiến sự; tuy nhiên mối đe doạ khủng bố được đánh giá là đang gia tăng tại các khu vực có chiến sự. Đáng chú ý là việc các chi nhánh và tổ chức liên quan của ISIL/Da’esh có dấu hiệu tăng cường hoạt động tại các khu vực Tây Phi và Sahel, Đông và Trung Phi, Afghanistan và một số địa bàn khác thuộc Nam Á.
Ngày 18/8/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức thảo luận mở về “Bảo vệ nhân viên gìn giữ hòa bình: Công nghệ và gìn giữ hòa bình” (GGHB) do Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar chủ trì. Tổng Thư ký LHQ António Guterres đã tham dự và phát biểu tại cuộc họp. Tổng Thư ký LHQ cho rằng các cuộc xung đột trong những thập niên gần đây có xu hướng kéo dài, phức tạp với các chủ thể tham chiến ngày càng đa dạng, sử dụng vũ khí chiến tranh ngày càng tối tân, trong khi biến đổi khí hậu, yếu kém kinh tế-xã hội tiếp tục làm gia tăng xung đột và gây tổn thất cho người dân. Trong bối cảnh đó, công nghệ số được xem là một trong những cơ hội lớn nhất, nhưng cũng là thách thức lớn nhất của thời đại hiện nay. Ông Guterres cho rằng công nghệ số đóng vai trò chủ đạo trong việc kết nối các cộng đồng, thúc đẩy y tế, giáo dục, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID, cũng như trong các hoạt động GGHB. Công nghệ mới có tiềm năng giúp cho việc triển khai các hoạt động GGHB được an toàn, hiệu quả hơn, nhưng cũng cần được quản lý một cách có trách nhiệm.
Sáng ngày 17/8, tại trụ sở Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhất trí thông qua Tuyên bố Chủ tịch HĐBA LHQ về tình hình khu vực Tây Phi và Sahel. Tuyên bố nêu quan ngại về tình hình an ninh xấu đi tại một số quốc gia Tây Phi và Sahel, sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố ở Sahel và khu vực châu thổ hồ Sát cũng như bên ngoài khu vực Tây Phi và vấn đề cướp biển ở Vịnh Ghi-nê. Các nước thành viên HĐBA LHQ kêu gọi các quốc gia và khu vực Tây Phi nỗ lực hơn nữa chống lại những mối đe doạ nêu trên, đồng thời, lên án các cuộc tấn công ngày càng gia tăng nhằm vào dân thường, các thể chế nhà nước, khu vực và địa phương cũng như lực lượng an ninh quốc gia, quốc tế và LHQ. Tuyên bố nhấn mạnh việc ổn định tình hình và bảo vệ dân thường ở khu vực là trách nhiệm chính của các quốc gia trong khu vực với sự giúp đỡ của Văn phòng LHQ ở Tây Phi và Sahel (UNOWAS), các tổ chức khu vực và cộng đồng quốc tế. Các quốc gia trong khu vực cũng cần đồng thời thúc đẩy tiến trình an ninh, quản trị dân chủ, hỗ trợ nhân đạo, phát triển bền vững, hòa giải và bảo đảm nhân quyền nhằm xây dựng xã hội hòa bình, công bằng và bao trùm. Tuyên bố cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia đầy đủ, công bằng và ý nghĩa của phụ nữ trong việc duy trì hoà bình và an ninh ở khu vực, phù hợp với Nghị quyết 1325 của HĐBA và các nghị quyết liên quan về phụ nữ, hoà bình và an ninh.
Sáng ngày 17/8/2021, tại New York, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp, nghe Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Brunei Erywan Pehin Yusof, Đặc phái viên của ASEAN về Myanmar thông tin về các nỗ lực gần đây của ASEAN liên quan tình hình Myanmar. Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Myanmar, bà Christine Schraner Burgener và Quyền Trợ lý Tổng Thư ký LHQ về các vấn đề nhân đạo kiêm Phó Điều phối cứu trợ khẩn cấp Ramesh Rajasingham, cũng đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp. Trong phát biểu, Bộ trưởng Ngoại giao Brunei chia sẻ các nỗ lực của ASEAN trong thời gian qua trong việc thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Myanmar, đặc biệt là những nội dung được thống nhất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 như nhất trí bổ nhiệm Đặc phái viên của ASEAN về Myanmar và giao Tổng Thư ký ASEAN điều phối các hoạt động nhân đạo nhằm thực hiện “Đồng thuận 5 điểm” (đạt được tại Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN ngày 24/4/2021). Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ đã cập nhật thông tin đối thoại với các bên liên quan và Quyền Trợ lý Tổng Thư ký LHQ về các vấn đề nhân đạo kiêm Phó Điều phối cứu trợ khẩn cấp cũng chia sẻ thông tin về tình hình nhân đạo ở Myanmar.
Sáng ngày 16/8/2021, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp khẩn liên quan đến những diễn biến gần đây tại Afghanistan. Báo cáo trước HĐBA, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự bất ổn và hỗn loạn tại Afghanistan hiện nay, đặc biệt là tình trạng bạo lực, thương vong của dân thường và khủng hoảng nhân đạo tại đây. Ông Guterres kêu gọi lực lượng Taliban bảo đảm cho việc tiếp cận nhân đạo một cách đầy đủ và bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân, nhân viên LHQ và ngoại giao đoàn. Đồng thời, ông cho rằng HĐBA và cộng đồng quốc tế cần thể hiện sự đoàn kết và có tiếng nói chung đối với tình hình tại Afghanistan, trong đó có việc kêu gọi bảo đảm quyền con người, bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái, cũng như không để lãnh thổ nước này bị các nhóm khủng bố sử dụng làm nơi trú ẩn. Các nước thành viên HĐBA chia sẻ quan ngại về các diễn biến tại Afghanistan những ngày qua, kêu gọi chấm dứt bạo lực, tiến hành đối thoại, khôi phục trật tự an ninh, tuân thủ đầy đủ luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế. Các nước cũng đánh giá cao các nỗ lực của Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại Afghanistan (UNAMA) trong thời gian qua. Nhiều nước nhấn mạnh rằng mọi giải pháp chính trị đối với tình hình tại Afghanistan hiện nay cần bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền phụ nữ.
HỌC TIẾNG VIỆT