Liên hoan hoặc các Vua Hùng giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội Việt tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch thứ ba, trong đó ngày 10 là ngày lễ hội chính.
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt Nam đã trở thành một từ mới trong vốn từ điển của người dân Mỹ.
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam, nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan và cũng là hòn đảo lớn nhất của việt nam. được mệnh danh là đảo ngọc, Phú Quốc làm say lòng du khách bởi những bãi cát trắng dài miên man bên làn nước xanh biếc.
Thuộc tỉnh Quảng Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi…
Ngày 12/4/2022, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã có buổi làm việc với ông Lưu Chấn Dân, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách các vấn đề kinh tế, xã hội. Tại buổi làm việc, Phó Tổng Thư ký LHQ Lưu Chấn Dân chúc mừng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và LHQ trong thời gian qua. Ông bày tỏ mong muốn thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành ủng hộ LHQ và Cục các vấn đề kinh tế và xã hội của Ban Thư ký LHQ (DESA) trên các vấn đề liên quan nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG). Đại sứ Đặng Hoàng Giang đánh giá cao đóng góp của Phó Tổng Thư ký cũng như DESA trong lĩnh vực phát triển. Đại sứ khẳng định hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững, theo đó, cộng đồng quốc tế cần đoàn kết, chung tay giải quyết các vấn đề hiện nay nhằm thúc đẩy việc thực hiện Chương trình nghị sự về phát triển bền vững vào năm 2030.
Ngày 07/4/2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) tiếp tục tổ chức Phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 về tình hình Ukraine để xem xét dự thảo Nghị quyết về việc đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ của Nga. Trong thảo luận, các nước bày tỏ quan ngại trước tình hình hiện nay tại Ukraine và nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhiều nước, trong đó có những nước bỏ phiếu trắng và chống đối với Nghị quyết, cho rằng trong bối cảnh các cơ chế điều tra quốc tế về tình hình nhân quyền tại Ukraine, gồm cơ chế điều tra được thành lập theo quyết định của Hội đồng Nhân quyền, vẫn đang diễn ra, việc đề xuất và xem xét Nghị quyết này là hành động vội vã trong khi chưa có thông tin cụ thể, khách quan. Việc thông qua Nghị quyết được các nước này xem là có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nỗ lực đàm phán, đối thoại giữa các bên liên quan, gây chia rẽ và làm giảm sự tín nhiệm đối với LHQ. Sau khi Đại hội đồng xem xét, thông qua Nghị quyết, đại diện Nga tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền. Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ tái khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Ngày 07/04/2022, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã có buổi làm việc với ông Achim Steiner, Tổng giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP). Đại sứ Đặng Hoàng Giang cảm ơn sự hỗ trợ quý báu của UNDP đối với Việt Nam trong thời gian qua trên nhiều lĩnh vực như phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, hành động bom mìn, thực hiện các khuyến nghị theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc… Đại sứ khẳng định Việt Nam sẽ luôn ủng hộ nỗ lực của UNDP trong vấn đề phát triển, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng tham gia sâu hơn trong quá trình hoạch định chính sách và các nỗ lực hỗ trợ phát triển trong khu vực của UNDP.
Sáng ngày 6/4/2022, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã có cuộc gặp làm việc với Tiến sĩ Thomas Schirrrmacher, Tổng Giám mục, Tổng Thư ký Liên minh Tin lành Phúc âm Thế giới (WEA) cùng các đại diện của WEA tại Liên hợp quốc. Tại buổi làm việc, Tổng Giám mục Thomas Schirrmatcher đã giới thiệu về hoạt động, các ưu tiên hiện nay của WEA và khẳng định WEA hoạt động dựa trên tôn chỉ hòa bình, bất bạo động và không nhằm các động cơ chính trị. Ông cho rằng tôn giáo cần tách biệt và không nên can thiệp vào công việc của nhà nước. Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là bảo đảm và thúc đẩy quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của mọi người dân, bảo đảm công bằng, không phân biệt đối xử đối với tất cả các tôn giáo. Chính sách này đã được thể chế và cụ thể hóa thông qua Hiến pháp, Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Ngày 04/4/2022, Phiên họp thường niên của Ủy ban Giải trừ quân bị Liên hợp quốc (UNDC) đã khai mạc tại New York, Hoa Kỳ và dự kiến kéo dài đến ngày 22/4/2022. Phiên họp lần này tập trung thảo luận về hai nội dung chính là vũ khí hạt nhân và vấn đề khoảng không vũ trụ dưới khía cạnh giải trừ quân bị. Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Nguyễn Phương Trà, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ tất cả các nỗ lực giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân, đồng thời, thông tin về việc Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thông báo theo quy định tại Điều 2 Hiệp ước Cấm Vũ khí hạt nhân (TPNW) sau khi Hiệp ước chính thức có hiệu lực. Bên cạnh đó, Đại sứ cũng khẳng định quyền của các nước về nghiên cứu, phát triển, sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Ngày 04/04/2022, tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York, đã diễn ra Hội thảo khai mạc Tuần lễ khắc phục hậu quả bom mìn do Cơ quan Hành động Bom mìn Liên hợp quốc (UNMAS) chủ trì tổ chức với chủ đề "mặt đất an toàn, bước đi an toàn, ngôi nhà an toàn". Theo lời mời của LHQ và Ban Tổ chức, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã tham dự Hội thảo. Phát biểu với các đại biểu, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh mặc dù chiến tranh đã chấm dứt cách đây nhiều năm tại Việt Nam nhưng bom mìn còn sót lại vẫn gây ra nhiều đau thương, để lại những hậu quả to lớn cho đến tận ngày nay. Trong bối cảnh đó, trong nhiều năm qua Chính phủ, các cơ quan liên quan của Việt Nam đã đề ra nhiều chương trình, biện pháp cụ thể, giúp rà phá bom mìn, xử lý hậu quả, hỗ trợ nạn nhân, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đại sứ Đặng Hoàng Giang bày tỏ cảm ơn các đối tác và bạn bè quốc tế đã có những hỗ trợ và giúp đỡ quý báu cho Việt Nam thời gian qua.
Ngày 01/4/2022, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Hoa Kỳ đã tiếp thân mật ông John McAuliff, một người bạn lâu năm, thân thiết của Việt Nam tại New York. Ông John McAuliff vui mừng được gặp Đại sứ Đặng Hoàng Giang trở lại công tác tại Phái đoàn trên cương vị mới và cảm ơn tình cảm gắn bó của Đại sứ đối với các bạn Mỹ lâu năm của Việt Nam. Ông bày tỏ ủng hộ và đánh giá cao kết quả hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam và sẵn sàng tiếp tục tham gia các hoạt động sắp tới của Phái đoàn.
Ngày 26/03/2022, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã phát biểu khai mạc Hội thảo hướng nghiệp với chủ đề "AMERICAN DREAM" (giấc mơ Mỹ) 2022. Sự kiện đánh dấu sự trở lại của một hoạt động thường niên do Hội Thanh niên, sinh viên Việt Nam tại New York tổ chức sau hai năm tạm ngưng do đại dịch COVID-19. Diễn ra đúng vào ngày 26-3, ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Thanh niên, sinh viên Việt Nam tại New York muốn gửi gắm thông điệp là Tuổi trẻ Việt Nam, dù ở bất cứ đâu, luôn năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tương thân tương ái, hỗ trợ nhau tiến về phía trước, cùng xây dựng cộng đồng thanh niên, sinh viên nói chung và cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ ngày càng vững mạnh và hướng về Đất nước.
Ngày 24/03/2022, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã có buổi làm việc với ông Volker Turk, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách chính sách. Ông Turk là lãnh đạo Ban Thư ký LHQ phụ trách viêc thúc đẩy nhiều đề xuất quan trọng được Tổng thư ký đề ra trong Báo cáo "Chương trình nghị sự chung" (Our Common Agenda) đang được các nước thành viên LHQ quan tâm thảo luận gần đây. Đại sứ Đặng Hoàng Giang bày tỏ trân trọng nỗ lực và sự lãnh đạo của Tổng thư ký Guterres và cá nhân Phó Tổng thư ký Turk trong việc xây dựng Báo cáo với những nội dung có ý nghĩa lớn, cũng như việc chú trọng trao đổi với các nước về tiến trình. Đại sứ cũng khẳng định Việt Nam hoàn toàn ủng hộ nỗ lực này và mong muốn tham gia đóng góp sâu hơn trong triển khai các đề xuất cụ thể
Ngày 23-24/03/2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) tiếp tục tổ chức Phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 để thảo luận về tình hình Ukraine, tập trung vào tình hình nhân đạo. Tham dự và phát biểu gồm Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, thay mặt cho Chủ tịch Đại hội đồng LHQ và đại diện hơn 60 nước, tổ chức khu vực. Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ tái khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
HỌC TIẾNG VIỆT