Đại sứ Phạm Thị Kim Anh, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, nêu bật vai trò của giáo dục với sức mạnh lan tỏa của tri thức sẽ đóng góp quan trọng vào việc giảm bất bình đẳng; đặc biệt đối với các nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật, giáo dục là con đường đưa họ đến với các cơ hội có một cuộc sống tốt đẹp hơn bởi giá trị to lớn của giáo dục trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng và sự tự tin để làm chủ cuộc sống, tham gia và đóng góp vào tiến trình phát triển chung. Đại sứ Phạm Thị Kim Anh cho biết giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, với 20% ngân sách dành cho giáo dục cùng nhiều chính sách thuận lợi về miễn/giảm học phí, cấp học bổng cho các sinh viên, học sinh nghèo cũng như các sinh viên, học sinh dân tộc thiểu số, đồng thời khẳng định Việt Nam tiếp tục cam kết và thúc đẩy hợp tác quốc tế về giáo dục
Việt Nam lên án và kiên quyết chống nạn buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, cũng như các loại tội phạm xuyên quốc gia, thông qua việc thực hiện các chính sách và biện pháp toàn diện nhằm phòng chống, truy tố, xét xử, nghiêm khắc trừng phạt thủ phạm và hỗ trợ nạn nhân. Việt Nam kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế và khẳng định cam kết của Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Liên Hợp Quốc và các đối tác thực hiện Tuyên bố chính trị để chấm dứt nạn buôn bán người
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ việc duy trì hoà bình luôn là ưu tiên hàng đầu, đòi hỏi các nước phải tăng cường hợp tác, cùng nhau thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và Liên hợp quốc phải là trung tâm điều phối và gắn kết các nỗ lực chung nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu, xây dựng một hệ thống các quy tắc, chuẩn mực ngày một toàn diện với một cơ chế bảo đảm sự khách quan, công bằng và bình đẳng. Phó Thủ tướng đề nghị các nước cần đặt lợi ích của người dân vào vị trí trung tâm của mọi chính sách và hành động để thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và bảo đảm được cuộc sống tốt đẹp cho mọi người dân; nhấn mạnh các nước đang phát triển cần được bảo đảm có điều kiện thuận lợi hơn, có nhiều nguồn lực hơn nữa để thực hiệc các Mục tiêu phát triển bền vững.
Từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Liên hợp quốc (LHQ). Trong suốt hơn 40 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, LHQ đã luôn đồng hành cùng Việt Nam trên các chặng đường phát triển.
Ngày 6/9/2017, tại New York, Phái đoàn thường trực các nước thành viên ASEAN tại Liên Hợp Quốc đã long trọng tổ chức chiêu đãi kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN, với sự tham dự của Chủ tịch Đại Hội đồng khóa 71 Peter Thompson, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Gutteres và Đại sứ, đại diện của phái đoàn nhiều nước thành viên Liên Hợp Quốc.
Hòa bình, an ninh là điều kiện cần thiết cho phát triển bền vững và ngược lại, các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ cần phải được đổi mới để thích ứng với những thách thức an ninh phức tạp đang nổi lên, hiện thực hóa mục tiêu hòa bình bền vững vốn rất cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội. Cần xác định rõ nhiệm vụ của từng phái bộ trong tình hình mới phù họp với điều kiện cụ thể của từng nước và mọi hoạt động gìn giữ hòa bình cần tuân thủ các nguyên tắc như tôn trọng độc lập chủ quyền, trung lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia, với sự đồng ý của các bên liên quan. Đại sứ cũng nêu rõ sự cần thiết tăng cường tham vấn, phối hợp giữa các cơ quan LHQ, nước cử quân, nước tiếp nhận và vai trò quan trọng của các tổ chức khu vực trong các hoạt động này.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN và Ngày Hữu nghị Quốc tế, ngày 25/8/2017, Phái đoàn các nước ASEAN và Nhật Bản tại Liên Hợp Quốc đồng tổ chức sự kiện Thông điệp Hòa bình-Hữu nghị Ikebana, thu hút sự tham gia đông đảo của cán bộ Phái đoàn các nước và Liên Hợp Quốc.
Đây là hoạt động rất có ý nghĩa, góp phần thắt chặt tình đoàn kết và hữu nghị giữa các phái đoàn thường trực của các nước ASEAN tại Liên Hợp Quốc nói riêng và các quốc gia thành viên ASEAN nói chung. “Ngày gia đình ASEAN” đã thực sự trở thành ngày hội truyền thống thường niên của phái đoàn các nước ASEAN tại Liên Hợp Quốc với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian và thể thao sôi động.
Đại sứ kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, có các hành động làm giảm căng thẳng và sớm nối lại đàm phán; Israel cần chấm dứt các hành động chiếm đóng, xây dựng các khu tái định cư trái phép, tôn trọng và khôi phục nguyên trạng các thánh đường tôn giáo lịch sử, cải thiện đời sống cho người dân Palestine trong vùng chiếm đóng.
Đại sứ khẳng định lập trường của Việt Nam ủng hộ giải pháp hai nhà nước, Israel và Palestine, cùng chung sống trong hòa bình, an ninh, công nhận lẫn nhau và ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palestine vì những quyền cơ bản, đặc biệt là quyền tự quyết và quyền thành lập một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy một giải pháp hòa bình bền vững cho cuộc xung đột Israel-Palestine./.