​​​​
Ông Pascal Lamy - Nguyên Tổng giám đốc WTO​

Nhân dịp ông Pascal Lamy – nguyên Tổng giám đốc WTO sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức đối thoại bàn tròn giữa ông Pascal Lamy với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Sau đây là một số nội dung đối thoại:

Các hiệp định thương mại thường đặt bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, nhưng bên cạnh vấn đề này thì việc bảo vệ công ăn việc làm, bảo vệ ngành sản xuất cũng cần phải quan tâm. Vậy, ông Pascal Lamy đánh giá như thế nào về vấn đề này?

 Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng hay bảo vệ công ăn việc làm, bảo vệ ngành sản xuất, tất cả đều phải xoay quanh vấn đề chất lượng sản phẩm. Đây là điều quan trọng đầu tiên khi nói tới.

Tôi lấy ví dụ ở ngành thủy sản, hay thực phẩm, các tiêu chí so sánh được đưa ra trong quá trình thương mại là chất lượng, tiêu chuẩn. Ngay cả ở những phân khúc thị trường thấp chúng ta cũng phải đặt vấn đề chất lượng.

Khi người ta thoát khỏi đói nghèo sẽ có yêu cầu cao hơn, sản phẩm không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, để lại ảnh hưởng hàng chục năm. Khi thu nhập gia tăng người dân sẽ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và sẽ dẫn đến xu hướng thận trọng thái quá. Tuy nhiên đây là thực tế mà chúng ta phải thận trọng. Ngoài ra công nghệ thông tin phát triển trong thời gian gần đây cũng giúp nhiều trong việc đo đạc chính xác những con số gây ảnh hưởng đến người tiêu dùngvà biết được sự tác động của những việc đó.

 Ông có lời khuyên nào với Việt Nam trong việc thực hiện chính sách nhập khẩu. Vai trò của ngành nghề, hiệp hội đối với việc đàm phán các hiệp định và cam kết WTO.

Với chính sách nhập khẩu, nếu chúng ta phải nhập khẩu những mặt hàng buộc phải nhập để phục vụ nhu cầu trong nước thì vẫn phải nhập khẩu. Mục tiêu cuối cùng là cung cấp hàng hóa với mức giá tối ưu cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi chúng ta nhập mặt hàng nào đó thì phải cân nhắc lợi và hại.

 Ông có nói một quốc gia muốn xuất khẩu họ phải nhập khẩu. Về vấn đề thương mại xuất khẩu các linh kiện, Việt Nam hiện có ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển mạnh, hay ngành dệt may chúng tôi phải nhập khẩu 70% từ quốc gia khác. Thêm nữa, gần đây có nhiều việc không tốt ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam như việc Trung Quốc đặt hạ giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Tôi muốn hỏi tầm quan trọng của xuất khẩu như thế nào và chúng tôi phải điều hoà cán cân xuất nhập khẩu như thế nào để hài hoà các lợi ích nền kinh tế.

 Câu hỏi về chủ quyền kinh tế là câu hỏi khó và phức tạp, tôi sẽ trả lời cụ thể hơn tại cuộc họp ngày mai. Trong trường hợp của Việt Nam cũng như một số nước khác thì không có sự lựa chọn nào khác ngoài lựa chọn nâng cao lợi thế cạnh canh của mình. Lợi thế của các bạn là nằm ở người dân, đây là sức mạnh rất to lớn. Vấn đề đặt ra là cần nâng cao đầu tư cho giáo dục.

Như nhiều quốc gia khác Việt Nam không thể tăng trưởng kinh tế dựa trên tài nguyên thiên nhiên mà phải dựa vào môi trường biển của mình. Nhưng vấn đề ở đây không phải là chúng ta đánh bao nhiêu cá mà phải tận dụng được nguồn nhân lực làm sao để đánh bắt và chế biến cá tốt nhất, có giá trị cạnh tranh cao trên thị trường.

Do đó, theo tôi, để thành công ngoài việc Việt Nam cần đảm bảo việc gia nhập các tổ chức thương mại thế giới, thì cần chính sách thương mại tốt nhất của Việt Nam là đầu tư và nâng cao giáo dục và đào tạo.

 Vấn đề bảo về quyền sở hữu trí tuệ luôn được nhắc tới. Ông bình luận thế nào về vấn đề này và ông có kinh nghiệm gì chia sẻ cho Việt Nam?

Vấn đề thực thi pháp luật liên quan tới bảo hộ trí tuệ không hề đơn giản. Các thành viên WTO phải tuân thủ các quy định, trong đó có những quy chuẩn về đa phương. Khi thực thi những cam kết này, các nước sẽ không chấp nhấn những hàng giả hàng nhái, hàng không đảm bảo sản xuất hoặc không hợp pháp, trốn thuế...

 Chúng tôi đã nói với người Mỹ phải mở cửa thị trường dệt may, giày dép cho Việt Nam. Ngoài ra, người Mỹ cũng đang áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa Việt Nam là không công bằng. Vậy chúng tôi phải làm thế nào để thuyết phục người Mỹ?

Tôi cho rằng khi Việt Nam đang bị đối xử không công bằng thì các bạn cần đưa các chứng cứ ra ban giải quyết tranh chấp của WTO. Ngoài ra, các bạn có thể tìm hiểu mọi thông tin để làm rõ vấn đề này.

Cúc Nhi (ghi)

​ 

  ​​  ​​​​​​​​​​​​​   ​​​