Tám đề xuất cho chính sách đối ngoại của thủ tướng Úc
Cựu
Thứ trưởng Ngoại giao của Úc đã đưa ra 8 đề xuất liên quan chính sách
đối ngoại để tân Thủ tướng Turnbull xem xét áp dụng trong năm 2015 và
đầu 2016, trong bối cảnh "thế giới cũ đã qua, Trung Quốc đang trỗi dậy
và Úc đang nghiêm túc xem xét lại chính sách đối ngoại"
Thứ
nhất, nhìn vào Châu Á: Trong thời kỳ được cho là "Thế kỷ Châu Á", Úc
cần nhìn lại các lợi ích quan trọng trong chính khu vực của mình, đó là
Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Tây Nam Thái Bình Dương. Cựu Đại sứ Indonesia
tại Úc Sabam Siagian đầu năm nay đã nhận xét: "Úc vẫn bị vướng trong mô
hình của thế kỷ 20. Đó là chế độ quân chủ với người đứng đầu Nhà nước
nằm tại London, các thoả thuận an ninh chủ yếu là di sản của Chiến tranh
lạnh và Úc dường như nằm ngoài môi trường địa chiến lược đang trỗi dậy
của Châu Á". Úc cần có sự thay đổi cơ bản, chú trọng Châu Á hơn các mối
quan hệ truyền thống với Mỹ, Anh, Canada, New Zealand hay Châu Âu. Úc
cần đối thoại đều đặn hơn với các nước Châu Á và Tây Nam Thái Bình
Dương; hướng tới sự phát triển của cộng đồng Châu Á – Thái Bình Dương,
trong đó ASEAN là một phần quan trọng; sử dụng các tổ chức hiện có với
sự tham dự của những người đứng đầu chính phủ như G20, APEC, Cấp cao
Đông Á, Liên Hợp Quốc... Một viễn cảnh dài hạn nữa là tham gia ASEAN.
Thủ tướng Turnbull có thể trao đổi riêng với người đứng đầu chính phủ,
Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Thương mại ASEAN
về khả năng Úc trở thành thành viên của ASEAN. Nếu New Zealand cũng làm
tương tự thì sẽ thuyết phục hơn, tuy nhiên đây là điều không dễ dàng.
Úc có thể bắt đầu bằng cách tìm kiếm quy chế quan sát viên như Papua New
Guinea và Timor Leste đang làm. Điều này nếu đạt được, sẽ là sự phát
triển logic trong sự can dự lâu dài của Úc với Châu Á.
Thứ hai,
làm rõ cách tiếp cận của Úc đối với quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Úc cần hình
thành cách tiếp cận cập nhật và cân bằng hơn đối với quan hệ sống còn
giữa Mỹ và Trung Quốc. Các tranh luận hiện nay về Trung Quốc chủ yếu cho
rằng Úc không có sự lựa chọn nào khác ngoài ủng hộ Mỹ, nước có vai trò
quan trọng hơn ở Châu Á nhằm chống lại cái được xem là sự trỗi dậy của
Trung Quốc. Đây là cách tiếp cận đơn giản hoá, đã bị các cựu Thủ tướng
Gawke, Keating, Fraser, cũng như phần lớn các cựu đại sứ Úc tại Trung
Quốc và một số học giả phản đối. Trong khi Trung Quốc có thể được cho là
chống lại sự bá chủ của Mỹ ở Châu Á, Trung Quốc chấp nhận một vai trò
xây dựng và hợp tác của Mỹ ở khu vực này. Úc cũng không nên đứng về bên
nào trong tranh chấp Trung Quốc – Nhật Bản hay các tranh chấp lãnh thổ
khác, mà chỉ nên quan tâm việc đi lại không bị cản trở tại các vùng biển
và tuyến đường hàng hải quốc tế.
Thứ ba, xem xét lại sự can dự
của Úc tại Trung Đông: Úc nên rút quân khỏi Iraq và Syria. Sự có mặt của
Úc tại Trung Đông sẽ không đóng góp cho việc đánh bại IS hay đảm bảo
duy trì các CP ổn định, dân chủ và không tham nhũng ở Iraq và
Afghanistan. Sự can dự của Úc ở đây là nhằm ủng hộ đồng minh Mỹ, trong
khi đó các chính sách của Mỹ lại tỏ ra thất bại. Như vậy, sư tham gia
gia của Úc chỉ mang tính chất ngoại vi và biểu tượng. Kinh phí tiết kiệm
được từ việc Úc rút quân khỏi Trung Đông có thể được sử dụng hiệu quả
cho ngân sách sắp tới.
Thứ tư, trao đổi về chủ nghĩa cực đoan với
các nước láng giềng: Thật lạ là Úc lại tham khảo Mỹ và Anh về cách xử
lý IS và các hình thức khác của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trong khi
hợp tác giữa Cảnh sát Úc và Cảnh sát Indonesia rất tốt và Indonesia là
nước hồi giáo lớn nhất và ôn hòa nhất trên thế giới. Úc cũng không tham
khảo với các nước trong khu vực có cộng đồng hồi giáo đông như
Singapore, Malaysia, PLP.
Thứ năm, ưu tiên Indonesia: Về lâu dài,
không có mối quan hệ nào quan trọng đối với Úc hơn Indonesia. Sự ổn
định, đoàn kết và phát triển kinh tế ở đất nước Hồi giáo có 250 triệu
dân này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Úc. Tổng quan quan hệ hiện nay
giữa hai nước là không tốt và cần phải được nuôi dưỡng, nhất là ở cấp
người đứng đầu CP. Tân Thủ tướng Turnbull sẽ có cơ hội phát triển các
mối quan hệ Châu Á nhân với Tổng thống mới Indonesia tại các cuộc gặp
cấp cao cuối năm nay.
Thứ sáu, gần gũi hơn với New Zealand: Trong
chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới New Zealand gần đây, Thủ tướng
Turnbull đã khẳng định tầm quan trọng về việc củng cố quan hệ với New
Zealand, đề xuất trong tương lai Úc sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa với New
Zealand trong một số các vấn đề khu vực.
Thứ bảy, cư xử như một
nước cộng hòa: Trong các năm tới, Thủ tướng Turnbull sẽ có cơ hội thể
hiện vị thế quốc tế của Úc như là một quốc gia độc lập hơn, với chính
sách đối ngoại và an ninh không cần phải phù hợp với các chính sách của
Mỹ hay xuất phát từ sự lo ngại đối với Trung Quốc, mà căn cứ trên các
lợi ích quốc gia thực sự của Úc. Chẳng hạn như Úc sẽ có quan điểm cân
bằng hơn đối với vấn đề Israel - Palestine hay đối với vấn đề biến đổi
khí hậu. Việc Úc tiếp tục được nhìn nhận như là một thể chế quân chủ với
người đứng đầu nhà nước là Nữ hoàng Anh và quốc kỳ Úc vẫn có biểu tượng
của quốc kỳ Anh là một chuyện lỗi thời đáng buồn trong thế kỷ 21. Việc
thiết lập nước Cộng hòa Úc sẽ là một thời khắc quan trọng trong lịch sử
đất nước Úc. Đây không phải là vấn đề biểu tượng mà là cốt lõi của bản
sắc quốc gia và quốc tế của Úc.
Thứ tám, ký Đối tác Chính phủ mở:
Một thay đổi tích cực nữa mà Thủ tướng Turnbull có thể làm sớm là ký Đối
tác chính phủ Mở. Gần 70 nước, bao gồm Indonesia, Philippines, Mỹ và
Anh đã làm như vậy. Nếu Thủ tướng Turnbull muốn có một chính phủ minh
bạch và mở hơn thì nên sớm thực hiện cam kết này. Cuối cùng, nếu Úc muốn
đẩy mạnh việc can dự với khu vực Châu Á, chính phủ Turnbull cần xem xét
lại phong cách của mình: cần lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn./.
Bài
viết của Richard Woolcott, cựu Thứ trưởng Ngoại giao, cựu Đại sứ Úc tại
Singapore, Malaysia, Philippines, Ghana, Liên Hợp Quốc đăng trên "Lowy
Interpreter."
Nhật Linh (gt)