Ngày 6/2/2020, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hội đồng Bảo an (HĐBA) đã tổ chức phiên họp nghe báo cáo về hoạt động của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE). Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và các vấn đề Châu Âu của Cộng hoà Albania, Chủ tịch OSCE 2020, Edi Rama đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp.
Chủ tịch OSCE khẳng định OSCE và LHQ là các đối tác tự nhiên của nhau và thông tin 03 nội dung ưu tiên của tổ chức này trong năm 2020 gồm: (i) Thúc đẩy giải quyết xung đột trên thực địa, đặc biệt là khủng hoảng ở Ukraine, Transnistria, Georgia và Nagorno-Karabakh; (ii) Thực hiện các cam kết của OSCE nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ trong tiến trình hòa bình và an ninh, chống tham nhũng, chống khủng bố, chống buôn lậu, chống phổ biến vũ khí, bảo đảm an ninh mạng… (iii) Thiết lập ổn định ở khu vực thông qua đối thoại của OSCE với người dân, tổ chức xã hội dân sự… nhằm bảo đảm nhân quyền, quyền của các nhóm thiểu số, chống buôn người, chống phân biệt đối xử và chống phổ biến các phát ngôn thù địch.
và trẻ em, thúc đẩy quyền con người, tuân thủ pháp luật, bảo vệ thường dân trong khu vực xung đột, chống buôn người, chống khủng bố v.v…
.
OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Châu Âu), trước đây là Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở Châu Âu (CSCE) thành lập năm 1975, có tên gọi và phương thức hoạt động như hiện nay từ năm 1994. OSCE có 57 quốc gia thành viên từ Bắc Mỹ, Châu Âu và Nam Á, trong đó có 4/5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Anh, Mỹ, Nga, Pháp). OSCE là một tổ chức hợp tác toàn diện về an ninh khu vực trong đó có ngăn ngừa xung đột, giải quyết khủng hoảng và tái thiết hậu xung đột. LHQ trao quy chế quan sát viên cho OSCE và ký Thỏa thuận khung Hợp tác và Phối hợp với OSCE năm 1993. HĐBA nghe báo cáo của Chủ tịch OSCE lần đầu tiên năm 2004 và duy trì cơ chế định kỳ hàng năm.