Diễn đàn kinh tế mùa thu với chủ đề “Việt Nam hội nhập những cơ hội và thách thức."​

Việt Nam sẽ đạt được nhiều lợi ích từ tự do hóa thương mại, ước tính ban đầu cho thấy TPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng trưởng thêm tới 8%. Đó là nhận định củaChuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới Sandeep Mahajan, tại Diễn đàn kinh tế mùa thu với chủ đề "Việt Nam hội nhập những cơ hội và thách thức." ngày 27/8 tại tỉnh Thanh Hóa.

Việt Nam đang khai thác các cơ hội tăng trưởng bằng cách hội nhập kinh tế sâu hơn, bao gồm cả việc thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do với các nước ASEAN và các đối tác lớn khác ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Rất nhiều hiệp định đã được ký kết và đang được thực thi từng bước. Việt Nam hiện đang đàm phán một số hiệp định kan trong bao gồm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương, Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), và một khu vực thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU).

 Trận đánh lớn

Tại Diễn đàn, Chuyên gia Sandeep Mahajan đã có nhiều nhận định khả quan về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam những cơ hội và thách thức tăng trưởng. Đặc biệt, ông khẳng định TPP là một "trận đánh" lớn nếu như Việt Nam có thể nỗ lực để kết thúc trong ngắn hạn thì sẽ được hưởng lợi lớn.

Bên cạnh khả năng tiếp cận thị trường, một hệ quả quan trọng mà quá trình hội nhập sâu hơn và ký kết các hiệp định thương mại trong và ngoài khu vực mang lại chính là cách thức chúng hỗ trợ các cải cách về thể chế và cấu trúc. "Những thay đổi quan trọng này sẽ đưa Việt Nam đi đúng con đường tạo ra một nền kinh tế giàu sức cạnh tranh và sáng tạo hơn" - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giớiđánh giá.

Hiệp định TPP hiện đang đi nốt những bước cuối cùng trước khi được ký kết.

Các nước thành viên TPP đã công bố mục tiêu vì một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới "toàn diện và đạt tiêu chuẩn cao" công nhận rằng các hàng rào thuế quan, dù quan trọng, sẽ chỉ là một phần của quá trình đàm phán. Bên cạnh cắt giảm thuế đối với thương mại hàng hóa, các nước thành viên cũng đưa ra tín hiệu về mục tiêu cắt giảm hàng rào đối với thương mại dịch vụ, hàng rào phi thuế quan đối với thương mại hàng hóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thị trường, phát triển thương mại điện tử cùng với nhiều lĩnh vực khác. Hiệp định TPP cũng có nhiệm vụ giải quyết sự trùng lặp giữa các nguyên tắc và quy định của các hiệp định thương mại hiện nay, nhờ đó mang lại sự mạch lạc trong các quy định đối với thương mại khu vực.

"Là một nền kinh tế thương mại quy mô nhỏ và ngày càng mở cửa, Việt Nam sẽ đạt được nhiều lợi ích từ tự do hóa thương mại, ước tính ban đầu cho thấy hiệp định TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng trưởng thêm tới 8%", đại diện Ngân hàng thế giới khẳng định.

Theo đó, trong giai đoạn 2015 – 2035, hiệp định TPP có thể tích lũy thêm 8% cho GDP thực, 17% cho xuất khẩu thực và tăng vốn cổ phần của đất nước thêm 12%, tương quan với dự đoán về mức tăng trưởng trung bình.

Theo chuyên gia Sandeep Mahajan, TPP được kí kết sớm, Việt Nam hưởng lợi lớn. Hiệp định TPP được trông đợi như một hiệp định thương mại thế kỷ 21, hay một hiệp định "tham vọng, thế hệ mới". Hiệp định TPP sẽ rất quan trọng với Việt Nam nếu nó được ký kết trong ngắn hạn là cơ hội đáng kể để tăng xuất khẩu, cải thiện tiếp cận hàng nhập khẩu. Ở một mức độ nào đó bổ sung cho đầu vào nội địa trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu của chính Việt Nam và cơ hội sử dụng những nguyên tắc trong hiệp định để ràng buộc các cải cách chính sách quan trọng, nâng cao phúc lợi xã hội trong nước.

Tiếp cận thị trường, tiếp cận thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản là vấn đề quan trọng với Việt Nam nhờ tận dụng yếu tố bên ngoài để phát triển.

Tuy nhiên, các chương khác của TPP cũng có thể mang lại những lợi ích đáng kể trên cơ sở các quy tắc.

Đầu tư là một ví dụ về lĩnh vực mà Việt Nam có được lợi ích từ việc cải thiện tính minh bạch. Dịch vụ là một lĩnh vực khác mà Việt Nam có thể dùng TPP để hỗ trợ cải cách chính sách trong nước nhằm mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Mặc dù chi tiết của các đàm phán TPP chưa được công bố, dựa trên mục tiêu của hiệp định, có khả năng chúng ta sẽ tìm ra được một cách thức để mang lại lợi ích lớn cho Việt Nam trong trung hạn. Hội nhập với các thị trường lớn và phát triển có thể mang lại lợi ích cho Việt Nam thông qua kênh nhu cầu, và đồng thời thông qua kênh đầu tư và công nghệ.

 Những thách thức còn lại

Việt Nam đã chủ động ứng dụng các hiệp định thương mại như một cách định hướng và ràng buộc quá trình cải cách chính sách thương mại trong nước. Hiện nay Việt Nam đang đàm phán 6 hiệp định thương mại tự do (FTA) và đã ký kết FTA với nhiều nước, bao gồm các thành viên ASEAN, các nước trong khối ASEAN+ - bao gồm cả người khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ - cũng như Liên minh châu Âu.

Ít nhất trong ASEAN, 3 FTA kết hợp với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đã mang lại thành công cho quá trình tự do hóa thương mại hàng hóa: thuế suất khá thấp, trung bình 9% cho sản phẩm công nghiệp, 17% cho nông sản và rất nhiều dòng sản phẩm được miễn thuế, mặc dù mức thuế quan cao nhất (lớn hơn 15% giá trị hàng hóa) vẫn tồn tại với 26% dòng thuế.

"Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề cần xử lý trong các lĩnh vực như dịch vụ và đầu tư, cả hai đều quan trọng để tăng trưởng mạnh mẽ trong trung hạn. Mặc dù Việt Nam đã nhận được dòng vốn FDI chảy vào khá đáng kể trong những năm qua, nhưng môi trường kinh doanh vẫn tồn tại tình trạng không rõ ràng, có thể ngăn cản ít nhất là một vài hoạt động có lợi. Việt Nam đã thực hiện tự do hóa thuế quan đối với hàng hóa nhưng đến nay đã có những bước lùi", ông Saddep nói.

Việt Nam có một số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và chính sách đối với những doanh nghiệp này sẽ được hưởng lợi từ sự minh bạch và khả năng dự đoán được mà Hiệp định TPP mang lại.

Cúc Nhi

​ 

  ​​  ​​​​​​​​​​​​​   ​​​