/16_3.jpg)
Trong cuộc họp vừa kết thúc tại Astana, Tổng thống Nga, Belarus và Kazakhstan đã quyết định chuyển sang một giai đoạn tích cực hơn của liên minh tiền tệ để, đối phó các mối đe dọa về tài chính và kinh tế và bảo vệ thị trường chung EAEC. Đây là một quyết định chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh chính trị và kinh tế đối ngoại hiện nay, khi bất kỳ biến động của đồng tiền quốc gia của các nước thành viên của Liên minh Âu Á-thương mại sẽ dảnh hưởng tới thương mại, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động, và việc tồn tại của các loại tiền tệ khác nhau càng làm tăng thêm rủi ro.
Ngoài ra, trong những tháng gần đây đồng Rúp bị phá giá đã làm cho việc thực hiện quyết toán giữa các quốc gia EAEC bằng đồng USD đắt hơn. Ngoài ra, với các áp đặt trừng phạt, Washington liên tục đe dọa loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng SWIFT, và thực hiện thanh toán, kể cả giữa các nước thành viên EAEC, phải có được xác nhận từ các trung tâm tài chính của Mỹ.
Từ 1/1/2015, EAEC kế thừa Liên minh Hải quan, hiện bao gồm Nga, Belarus, Kazakhstan và Armenia, và trong tương lai gần là Kyrgyzstan. Năm 2014, tại Kazakhstan, các thành viên của EAEC đã ký văn bản về việc lập Ngân hàng Trung ương Âu Á với sự xuất hiện của một đồng tiền chung.
Ngày 10/3/2015, Tổng thống Putin đã cho phép Chính phủ và Ngân hàng của Nga hợp tác với các ngân hàng trung ương của các nước thành viên EAEC xác định hướng hội nhập về tiền tệ và tài chính ; nghiên cứu tính khả thi của việc thành lập liên minh tiền tệ trong tương lai. Trước 01/6, chính phủ Nga phải đảm bảo sự tham gia của các Bộ, ngành của Nga trên một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ, lập một cơ chế tương tác với Ủy ban Kinh tế Á-Âu và, chuẩn bị cho những thay đổi trong luật pháp của Liên bang Nga.
Tuy nhiên, ngoài yếu tố kinh tế của vấn đề này, có các khía cạnh chính trị và xã hội. Vấn đề đặt ra là khả năng có được một đồng tiền chung thực sự hay không, nhất là trong bối cảnh các đồng tiền quốc gia của Nga, Belarus và Kazakhstan đang trải qua thời kỳ khó khăn; 90% các cơ sở kinh tế của hiệp hội là ở Nga và đồng tiền chung mới lập sẽ rất cần nguồn lực bổ sung, chủ yếu từ Nga. Ngoài ra, của EAEC đang phải đối mặt với các tranh chấp giữa các thành viên của Liên minh về sự chuyển động của vốn và hàng hóa…
Mặt khác, các quốc gia thành viên liên minh lại có chung sự hiểu biết về sự lựa chọn đó sẽ không chỉ thực hiện phi đô la hóa, mà nhằm giảm thiểu các chi phí và có một Liên minh tiền tệ. Do đã có kinh nghiệm "đồng rúp chuyển nhượng" được Hội đồng tương trợ kinh tế sử dụng như một đơn vị thanh toán duy nhất trong những năm 1949-1991.
Đối với tên của các đồng tiền mới, nó sẽ không được coi là "đồng rúp". Năm 2014, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev đã đề xuất hai phương án: (1) Đồng Evraz - tương tự như đồng tiền chung châu Âu;(2) đồng Altur.
Điều chính là đồng tiền mới sẽ trái ngược với đồng USD và nhiều đồng tiền khác trong thế giới. Nó có nội dung thật sự, và không chỉ có khả năng thanh toán đối với nguyên vật liệu, năng lượng, mà còn trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất công nghiệp….Nếu được như vậy, theo các chuyên gia quốc tế, thì mới chỉ có Nga, Belarus, Kazakhstan, Canada và Nam Phi làm được. Theo đó, đây là một hiện thực về một đơn vị tiền tệ mới không chỉ của các nước thuộc Liên minh Á-Âu, mà còn là ý muốn của những không muốn phụ thuộc vào Washington về tài chính-tiền tệ. Đến nay, Đức, Ý và Pháp đã tỏ mong muốn thành người sáng lập Ngân hàng đầu tư hạ tầng Á Châu của Trung Quốc (ABII), còn Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cũng đang xem xét tham gia EAEC.
(Nguồn: TLSQVN tại Ekaterinburg)