Theo Reuters ngày 22/5/2015, hôm thứ Sáu, sau một cuộc họp ba ngày của các quốc gia thành viên sáng lập, các đại biểu cho biết TQ có thể  nắm giữ 25-30% ở AIIB trong khi ẤĐ sẽ là cổ đông lớn thứ hai.

AIIB tuyên bố dự kiến sẽ hoạt động vào cuối năm nay. Nó cho biết cuộc họp tại Singapore đã hoàn tất các điều khoản của thỏa thuận, dự kiến sẽ sẵn sàng để ký kết vào cuối tháng Sáu, nhưng không cho biết chi tiết. Chi tiết về cơ cấu sở hữu không được tiết lộ, nhưng các đại biểu đã nói với Reuters rằng TQ có khả năng sẽ nắm 25-30% cổ phần của ngân hàng, và ẤĐ có khả năng là cổ đông lớn thứ hai.

Một đại biểu châu Á nói với Reuters rằng phần của TQ trong số 100 tỷ $ vốn của nhà băng sẽ nhỏ hơn 30%. Một đại biểu thứ hai cho biết tỷ lệ của ẤĐ sẽ là 10-15%. Nhìn chung, tất cả các nước châu Á dự kiến sẽ sở hữu 72- 75% ngân hàng, trong khi châu Âu và các quốc gia khác sẽ sở hữu phần còn lại. Đại diện mỗi quốc gia sẽ mang những đề xuất này trở về để chính phủ của họ cho quyết định cuối cùng.

Một số hoài nghi về thời hạn để ngân hàng bắt đầu hoạt động từ đầu năm tới, bởi vì mỗi thành viên sẽ cần có sự chấp thuận của nội các và cơ quan lập pháp ở trong nước. Một đại biểu nói "TQ hy vọng các thành viên sẽ nhận được sự chấp thuận như vậy vào cuối năm nay và các hoạt động sẽ bắt đầu từ năm tới. Nhưng tôi tự hỏi liệu có thể không trong bối cảnh tình hình chính trị trong nước của mỗi quốc gia hiện nay." Tổng cộng có 57 quốc gia đã tham gia AIIB với tư cách là thành viên sáng lập trong tương lai, với thành phần đa dạng như Iran, Israel, Anh và Lào.

Hoa Kỳ và Nhật Bản đã đứng ngoài tổ chức này, một tổ chức được coi như một đối thủ của WB do Mỹ thống trị và ADB do NB dẫn đầu, với lý do lo ngại về tính minh bạch và quản trị của ngân hàng, mặc dù Tokyo vẫn đang để ngỏ các lựa chọn của mình. AIIB ra mắt tại một thời điểm khi không gian cho vay cơ sở hạ tầng đã đông với sự hiện diện của những người cho vay đa phương lớn và động thái mới nhất của NB trong việc cung cấp 110 tỷ $ cho các dự án cơ sở hạ tầng châu Á.
Số tiền của NB sẽ được đầu tư trong năm năm tới, đứng trên số vốn dự kiến 100 tỷ $ của AIIB.

Jahangir Aziz, chuyên gia của JPMorgan cho biết chi tiêu vào cơ sở hạ tầng là một ý tưởng tuyệt vời trên giấy, nhưng không rõ AIIB hoặc Ngân hàng phát triển mới doTQ và nhóm BRICS thúc đẩy, sẽ được cấu trúc như thế nào. Ông nói "Chúng tôi sẽ phải chờ đợi cấu trúc quản trị thực tế trước khi chúng ta có thể biết các tổ chức này sẽ thành công như thế nào. Các bằng chứng thành công của chiếc bánh sẽ được thể hiện trong lúc ăn."

(Nguồn: ĐSQVN tại Chile)

​ 

  ​​  ​​​​​​​​​​​​​   ​​​